Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khả năng phi thường của những người bại não

Dù bị mắc chứng bệnh bại não bẩm sinh, nhưng những người trẻ này không chịu khuất phục số phận và đã làm nên điều kỳ diệu.

Bại não là một tình trạng bệnh lý được biểu hiện chủ yếu bởi những rối loạn về cử động và tư thế gây ra bởi những tổn thương của não bộ lúc còn đang phát triển (từ lúc hình thành bào thai đến 24 tháng tuổi). Trẻ bại não bị khiếm khuyết nhiều chức năng khác nhau tùy thuộc mức độ tổn thương của não, trong đó hai chức năng bị tổn thương nhiều nhất là khả năng vận động và khả năng giao tiếp xã hội.

Những cô gái dưới đây kém may mắn khi vừa chào đời đã phải đối mặt với căn bệnh bại não quái ác, khiến họ khó có được một cuộc sống bình thường như bao người khác. Tuy nhiên dù không thể tự đi lại được, thậm chí không thể nói và luôn phải chịu mọi ánh nhìn kì thị của người xung quanh nhưng những họ đã vượt lên số phận và làm được nhiều điều kì diệu mà chúng ta không thể ngờ tới.

Dùng mũi và cằm sáng tác tiểu thuyết

Từ nhỏ đã mắc bệnh bại não nhưng Hoàng Dương sinh năm 1985 (Hồ Nam, Trung Quốc) dùng mũi và cằm để tự mình viết nên những cuốn tiểu thuyết dài hàng trăm nghìn chữ trong suốt 2 năm qua.

Hoàng Dương không thể đứng, không thể nói chuyện, chân tay chỉ có thể cử động và làm những động tác đơn giản. Dù tuổi có lớn những cô chẳng khác nào một đứa trẻ sơ sinh. Gia đình Hoàng Dương cũng đã cố gắng hết sức để chữa chạy cho cô nhưng vô ích. Đối với họ, chỉ cần Hoàng Dương ít ốm đau bệnh tật, ăn uống bình thường là vui rồi. Nhưng mấy ai ngờ, Hoàng Dương lại có thể làm nên điều kì diệu: viết tiểu thuyết bằng mũi!

Mẹ của Hoàng Dương cho hay, tuy thiệt thòi về thể chất nhưng lúc nào cô lúc nào cũng giữ được tinh thần lạc quan. Không cầm được bút, không được đi học, nhưng mỗi lần thấy các em học bài, Hoàng Dương cũng ngồi bên để nghe, xem các em học và học lỏm.

Sau đó gia đình phát hiện thấy cuốn từ điển tiếng Hoa của nhà bị mòn mất một bên. Sau đó họ vô cùng ngạc nhiên khi biết được, đó là vì Hoàng Dương thường xuyên dùng mũi lật từ điển để đọc chữ.

Hoàng Dương và dì.
Hoàng Dương và dì.

Cách đây hai năm, khi nghe cô em gái khoe rằng dùng điện thoại có thể gửi tin nhắn, soạn thảo văn bản và viết blog. Lúc đó, Hoàng Dương liền nảy sinh ý tưởng bắt đầu làm quen với chiếc điện thoại di động. Sau đó cô dùng mũi để gõ những dòng blog đầu tiên: “Thành công chính là hình ảnh phản chiếu của thất bại, nếu bạn dũng cảm đối diện, bạn sẽ thấy bản thân mình - một con người tài năng trong gương”.

Dưới sự hướng dẫn của dì ruột, nhà văn Hứa Như Thi, Hoàng Dương bắt đầu đi vào con đường sáng tác, thay vì chỉ viết những bài blog thông thường.

Quả thực, không ai có thể tưởng tượng được rằng chính cô gái mắc bệnh bại não đó đã có thể làm nên điều kỳ diệu khi tự mình cố gắng dùng mũi và cằm để chạm vào màn hình điện thoại cảm ứng, sáng tác ra những tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết với tổng độ dài lên đến 600.000 chữ. Trong đó đáng chú ý là tản văn mang tên Đời người ấm áp dài 100.000 chữ, tiểu thuyết Âm mưu dài 320.000 chữ, tiểu thuyết Thiên niên đồ đao 120.000 chữ.

Hoàng Dương chia sẻ, mỗi ngày cô đều dành ít nhất 10 tiếng để sáng tác. Hai năm, Hoàng Dương đã làm hỏng ba chiếc điện thoại di động, bây giờ cô đã sử dụng iPad mua được nhờ thu nhập bán tiểu thuyết.

Điều hành kinh doanh bằng mũi

Guo Xiangge sống ở thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đã khiến nhiều người nể phục khi dù bị câm và liệt chân tay nhưng cô vẫn điều hành kinh doanh rất giỏi bằng mũi.

Từ nhỏ, tiểu Guo đã không may bị bại não, khiến em cảm thấy rất tủi thân khi những đứa trẻ nô đùa. Đây cũng là nỗi phiền muộn của cha mẹ em, tuy buồn nhưng họ luôn động viên và yêu thương em hết mực. Chính vì vậy, tiểu Guo đã cố gắng rèn mình suy nghĩ tích cực hơn để vượt lên số phận.

Năm 2007, Guo Xiangge đã sử dụng tiện ích đàm thoại trực tuyến QQ để giao tiếp với bạn bè nên rất thích thú. Dù bản thân bị liệt, câm từ nhỏ nên Guo Xiangge phải cố gắng hết sức để sử dụng máy tính. Người bình thường thì dùng tay để thao tác máy tính, còn riêng Guo Xiangge thì phải sử dụng bằng cằm và mũi.

Dù không được đến trường nhưng Guo Xiangge vẫn cố gắng tự học hỏi để trao dồi kiến thức cho bản thân. Chính vì vậy, em vẫn có kiến thức như mọi học sinh khác. Em học Bính âm (cách thức sử dụng chữ Latinh để phiên âm tiếng Hán) từ một người bạn và đọc học thuộc 7 cuốn từ điển.

Chính những nghị lực phi thường nên Guo Xiangge có rất đông bạn bè trên mạng xã hội quan tâm, dõi theo cô.

Năm ngoái Guo quyết định mở một cửa hàng trực tuyến để bán táo mà gia đình em và những người trong làng thu hoạch. Em đã bán hơn 350 kg táo từ khi cô mở gian hàng tới nay.

Viết tiểu thuyết viễn tưởng chỉ bằng một chân

Hu Huiyuan (21 tuổi) ở tỉnh An Huy, Trung Quốc viết tiểu thuyết bằng chân, dù cô bị hạn chế vận động bởi bệnh bại não và không được học hành.

Từ khi được 10 tháng tuổi, Hu bị chẩn đoán mắc bệnh bại não. Khi lớn lên, Hu bắt đầu học cách tự làm các công việc trong ngày bằng chân, do cô chỉ có thể cử động được đầu và bàn chân. Căn bệnh quái ác này dã khiến hai bàn tay của cô gái trẻ co quắp, không thể cử động

Du không hề được học hành bài bản nhưng khả năng diễn đạt của Hu rất lưu loát. Hu cho hay, cô đã học các chữ cái bằng cách nhìn phụ đề khi xem tivi.

Sau đó, hàng ngày Hu cũng rất chăm chỉ luyện tập gõ máy tính bằng chân. Đến giờ, mỗi phút cô gõ được khoảng 20 đến 30 từ.

Hu đã tự mình viết những cuốn tiểu thuyết. Những cuốn tiểu thuyết này của Hu hầu hết là những câu chuyển kể về quá trình theo đuổi ước mơ và tình yêu.

Sau khi Huo Zun, một ca sĩ 9X tại Trung Quốc đã đọc được câu chuyện mà Hu viết, anh gửi cho cô một lá thư và động viên cô hãy tiếp tục viết truyện.

Hu cho biết cô thấy rất cảm kích và như được truyền thêm cảm hứng. Ngoài ra, rất nhiều độc giả oline cũng thể hiện sự yêu thích với tác phẩm của Hu và thường tò mò về cái kết trong câu chuyện cô viết.

http://www.tamguong.vn/sac-mau/686958/Kha-nang-phi-thuong-cua-nhung-nguoi-bai-nao-tpot.html

Theo Tinh Vân/Tấm Gương - Báo Tiền Phong

Bạn có thể quan tâm