Có rất nhiều vấn đề tiềm ẩn khi cho con bú và phát ban là một trong những vấn đề phổ biến nhất. Ảnh: The Japan Times. |
Theo The Asian Parent, nuôi con bằng sữa mẹ là trải nghiệm tự nhiên và đẹp đẽ giữa mẹ và con, nhưng nó cũng có những thách thức. Nhiều chuyên gia cho biết những người mẹ cho con bú đều có nguy cơ bị viêm vú, tắc sữa, áp xe vú hoặc phát ban, nứt núm vú và các vấn đề về nguồn sữa.
Phát ban trên ngực khi cho con bú có thể gây khó chịu, ngứa ngáy, thậm chí đau đớn, khiến việc cho con bú trở thành trải nghiệm khó khăn cho cả mẹ và bé.
Phát ban rất phổ biến
Phát ban ở vú rất phổ biến, đặc biệt khi cho con bú và chúng thường không phải là vấn đề đáng lo ngại.
Phát ban ở vú xuất hiện dưới dạng đỏ, nổi lên hoặc bị viêm, phát ban có thể xuất hiện khắp cơ thể vì một số lý do. Tuy nhiên, một số phát ban chỉ ảnh hưởng đến ngực.
Da trên và xung quanh ngực của chúng ta rất nhạy cảm. Phát ban có thể do nhiều yếu tố gây ra, chẳng hạn phản ứng dị ứng, bệnh chàm hoặc thậm chí là nhiễm trùng nấm men.
Trong hầu hết trường hợp, phát ban có thể được điều trị hiệu quả bằng kem bôi hoặc thuốc chống nấm. Phát ban ở ngực khi cho con bú là đáng báo động, nhưng chúng thường điều trị được và không gây ra bất kỳ rủi ro nghiêm trọng nào cho sức khỏe.
Nguyên nhân gây phát ban khi cho con bú
Phát ban trên ngực gây ra nhiều khó chịu và mất tự tin, đặc biệt là khi cho con bú.
Trong một số ít trường hợp, phát ban ở vú có thể chỉ ra một tình trạng nghiêm trọng hơn như bệnh Paget ở núm vú hoặc ung thư vú dạng viêm, đó là lý do bạn phải được bác sĩ kiểm tra bất kỳ thay đổi nào ở vú.
Thủ phạm khác là mồ hôi và ma sát dẫn đến phát ban hoặc nứt nẻ do nhiệt. Nhiễm trùng nấm men cũng có thể gây ra các mảng đỏ, viêm trên vú, cũng như nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm mô tế bào.
Các nguyên nhân phổ biến nhất của phát ban ở ngực là:
- Viêm vú: Đây là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra do ống dẫn sữa bị tắc. Viêm vú là tình trạng viêm dẫn đến phát ban, đau vú, sưng, nóng, sốt và ớn lạnh.
- Giãn ống tuyến vú: Đây là sự tích tụ chất lỏng trong ống dẫn sữa. Nó được gây ra bởi sự dày lên của các bức tường trong ống dẫn sữa và các mô vú giữ sữa trong thời gian dài.
- Áp xe vú: Điều này xảy ra khi mủ bị mắc kẹt trong vú, gây ra áp xe. Nó thường là triệu chứng của nhiễm trùng.
- Phản ứng dị ứng: Phát ban đỏ là triệu chứng phổ biến của dị ứng. Điều này không chỉ xảy ra ở ngực vì phát ban dị ứng có thể xảy ra trên khắp cơ thể. Một nguyên nhân phổ biến gây phát ban trên cơ thể là do nhạy cảm với thực phẩm, cụ thể như đậu phộng, lúa mì, trứng hoặc các sản phẩm từ sữa. Ngoài ra, việc sử dụng xà phòng, nước thơm và chất tẩy rửa có chứa hóa chất mạnh cũng ảnh hưởng đến ngực.
Dù nguyên nhân là gì, điều quan trọng đối với các bà mẹ cho con bú đang bị phát ban trên ngực là tìm kiếm sự hướng dẫn của chuyên gia sức khỏe để xác định cách điều trị tốt nhất.
Trong một số trường hợp, phát ban có thể do nguyên nhân đơn giản như vùng da mỏng manh xung quanh núm vú bị kích ứng bởi miệng của trẻ. Ảnh: Pexels. |
Phát ban vú có nghiêm trọng không?
Phát ban ở vú không phải lúc nào cũng là nguyên nhân đáng lo ngại. Tuy nhiên, một số bệnh nghiêm trọng hơn có thể là triệu chứng phổ biến của các tình trạng cơ bản.
Nguyên nhân nghiêm trọng hơn của phát ban vú:
- Ung thư vú dạng viêm: Loại ung thư vú hiếm gặp nhưng nguy hiểm này có thể gây ra những thay đổi trên da giống như phát ban trên vú.
- Bệnh Paget: Đây là loại ung thư vú hiếm gặp ảnh hưởng đến vùng da xung quanh núm vú. Để chẩn đoán bệnh Paget, cần phải lấy sinh thiết da xung quanh núm vú.
Có thể cho con bú nếu bị phát ban trên ngực không?
Theo The Asian Parent, hầu hết vết phát ban đều vô hại, không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Trong một số trường hợp, người mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống hoặc thói quen chăm sóc da để cải thiện tình trạng nổi phát ban trên da.
Các bà mẹ cần đảm bảo chăm sóc cơ thể, vệ sinh sạch sẽ, giữ cho ngực sạch sẽ và khô ráo, đồng thời thay đổi tư thế cho con bú nếu cần thiết để tránh kích ứng thêm.
Điều trị và phòng ngừa phát ban trên ngực
Có rất nhiều lựa chọn điều trị và phòng ngừa để giúp giảm bớt sự khó chịu và ngăn ngừa phát ban thêm.
Một số lời khuyên của các chuyên gia để điều trị và phòng ngừa phát ban trên ngực:
- Thường xuyên giặt áo ngực, quần áo và miếng lót cho con bú. Giữ cho vùng da bị nổi phát ban sạch sẽ, khô ráo.
- Tránh sử dụng xà phòng và kem dưỡng da mạnh trên vùng ngực.
- Sử dụng máy hút sữa nếu cần hoặc nếu quá đau khi cho con bú.
- Chườm lạnh để giảm ngứa.
- Chườm ấm, ẩm giúp giảm đau.
- Theo dõi chế độ ăn uống. Cần loại bỏ thức ăn cay và có tính axit gây kích ứng da.
- Mặc áo ngực vừa vặn, không quá chật hoặc gò bó.
- Nếu phát ban kéo dài hơn 1-2 tuần, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định xem có cần dùng thuốc hoặc điều trị chuyên khoa hay không.
Điều quan trọng đối với các bà mẹ cho con bú là phải ưu tiên sức khỏe và hạnh phúc của mình để đảm bảo trải nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ tích cực.
Muốn ăn uống lành mạnh nhưng hay stress công việc? Muốn tập thể dục đều đặn nhưng hay làm việc trễ? Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu một số sách để đồng hành cùng bạn từ phòng gym đến đường chạy, từ văn phòng đến bếp ăn. Tuyển tập này sẽ cung cấp thêm nhiều lựa chọn, và bớt đi một số nỗi lo trên hành trình cân bằng cuộc sống hiện đại.