Lần đầu đến Cà Mau có nhiều khách bay chặng đường dài Hà Nội- TPHCM, đi xe khách 6 tiếng đến Cà Mau, đi cano hơn 1 tiếng ra Đất Mũi nhưng sau khi đặt chân đến gần cột mốc tọa độ cuối cùng của Tổ quốc, khách không biết đi đâu. Nhiều khách ngay lập tức đón chuyến cano đầu tiên để quay lại Cà Mau và trở về TP.HCM. Cà Mau trong hình ảnh của du khách từng đơn điệu và buồn chán.
Đến với Mũi Cà Mau, đến với rừng ngập mặn, rừng U Minh huyền thoại… khách du lịch thích khám phá, tìm hiểu vùng đất từng được mệnh danh “dưới sông sếu lội, trên rừng cọp um” hoặc “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội lờn bánh canh” và thích được sống - ăn - ở cùng người dân bản xứ. Ảnh vietnamnationalparks |
Bơi thuyền thả lưới bắt cá tại khu du lịch sinh thái hộ gia đình |
Trung bình mỗi ngày có 50-70 khách ghé thăm, cao điểm nhất có 200 khách một ngày. Trải nghiệm một ngày ở cùng nhà dân, du khách được hòa cùng cuộc sống vùng nước ngập mặn, câu cá, bắt tôm, đêm soi ba khía, câu cua, xổ vuông, đi lấy ong, đặt trúm lươn, bơi xuồng, đục hàu, sạc sò, làm mắm, làm khô, nấu ăn, làm cỗ, nghe kể những câu chuyện dân gian đặc sắc, thưởng thức đờn ca tài tử Nam Bộ…
Trải nghiệm cuộc sống người dân trong vườn quốc gia Cà Mau đang là nét mới hút du khách |
Anh Nhuần kể rất nhiều đoàn khách nước ngoài tìm đến trải nghiệm cùng gia đình, đặc biệt có đoàn làm phim gồm hai tiến sĩ người Mỹ và Philippines vô cùng thích thú khi trải nghiệm cuộc sống gắn với kênh rạch, sông nước. Tôi rất vui khi ngày càng có nhiều khách thể hiện sự yêu thích với du lịch cộng đồng. Ông khách Tây cũng đi đặt lồng cua, soi ba khía, cùng chế biến và ăn ba khía với gia đình.
Món ăn đặc sản vùng Đất Mũi: vọp xào bồn bồn và cá thòi lòi nướng |
Thu nhập từ mô hình này góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ dân. Như nhà anh Nhuần tổng doanh thu từ tháng 7/2013 đến 10/2014 đạt hơn 300 triệu đồng, gấp 10 lần so với công việc làm nông, nuôi tôm nhiều rủi ro trước đây.