Những người am hiểu về Hong Kong cho biết nếu muốn trải nghiệm văn hóa và lịch sử ở đây một cách chân thực nhất, du khách có thể tìm đến những món ăn của nơi này.
|
Hong Kong dường như có thể biến đổi chỉ qua một đêm. Các cửa hàng đóng và mở cửa trong chớp mắt. Những tòa nhà chọc trời mọc lên tầng tầng, lớp lớp. Cảnh tượng phía đường chân trời thay đổi từng ngày. Không giống những thành phố cổ như London và Paris, Hong Kong gần như không có những chứng tích mang tính lịch sử hiện hữu trong đô thị 8 triệu người. Nếu muốn trải nghiệm lịch sử Hong Kong một cách chân thực nhất, du khách có thể tìm đến những món ăn của nơi này.
|
|
Trước khi được biết đến với cái tên Hong Kong, lãnh thổ này là một cảng chiến lược của các thủy thủ (chưa kể đến cướp biển) và thường được sử dụng như một điểm dừng chân trên các chuyến đi dài. Cư dân ở đây đa số là ngư dân.
|
|
Cá khô ở Hong Kong và khu vực xung quanh từng rất có giá trị. Thời kỳ trước khi có tủ lạnh, haam yu được coi như một nguồn lương thực cung cấp thức ăn cho thủy thủ trên hành trình dài. Ngày đó, không có những thực phẩm khô này, con người sẽ không thể sống sót trong những chuyến đi dài. Ngày nay, thực phẩm khô vẫn có mặt khắp nơi, đặc biệt là tại Sai Ying Pun, nơi du khách có thể ghé thăm để tìm lại một làn gió trong quá khứ.
|
|
Năm 1841, người Anh cắm cờ lên mảnh đất này và bắt đầu có những du nhập về văn hóa. Sau Chiến tranh Thế giới II, những người nhập cư Trung Quốc đổ đến Hong Kong. Thành phố này nhanh chóng hồi phục từ chiến tranh và bắt đầu thời kỳ phát triển của các nhà máy. Nhịp điệu của nhà máy ảnh hưởng đến văn hóa ăn uống khiến người Hong Kong buộc phải thưởng thức đồ ăn nhanh trong giờ nghỉ trưa và cha chaan teng có thể đáp ứng những loại đồ ăn nhẹ như vậy. Ngày nay, ngồi trong một cha chaan teng và thưởng thức các món ăn là bạn đã có thể trải qua hơn 70 năm lịch sử Hong Kong.
|
|
Thực đơn cha chaan teng theo phong cách những năm 1950 là những món ăn ngon miệng như bánh tart, bánh mì Pháp theo phong cách Hong Kong và trà sữa yuanyang (một sự pha trộn giữa trà đen và cà phê). Bánh mì Pháp nướng theo phong cách Hong Kong thường là sự kết hợp của 2 lát bơ với bánh mì, một lớp bơ đậu phộng và siro siêu ngọt. |
|
Phong cách ăn uống pha trộn phương Tây bắt đầu bùng nổ trong những năm 1950 và 1960, khi những người Hong Kong ưu tú du lịch khắp châu Âu. Họ trở về Hong Kong và mang theo những món ăn mang hương vị quốc tế như bít tết. Tất nhiên, họ muốn thưởng thức những món khiến họ nhớ về những chuyến đi. Trong quá trình du nhập, những món ăn phương Tây được chế biến cho phù hợp với khẩu vị người Quảng Đông. Được mệnh danh là "Cánh Thụy Sĩ", những chiếc cánh gà này là một món ăn chủ lực trên các thực đơn Xì dầu phương Tây. Chúng được ướp trong nước sốt "Thụy Sĩ" (được làm từ gừng, xì dầu và sốt worcestershire).
|
|
Dim sum là một món ăn nhẹ nổi tiếng của Quảng Đông. Còn được biết với cái tên "yum cha" (nghĩa là "uống trà"), dim sum có thể mang bạn bè, gia đình và thậm chí cả đối tác kinh doanh lại gần nhau.
|
|
Câu chuyện ẩm thực của Hong Kong sẽ không hoàn chỉnh nếu thiếu hương vị ẩm thực Quảng Đông đương đại. Trong 5 năm qua, ẩm thực Quảng Đông biến đổi vô cùng thú vị.
|
|
Thế hệ các đầu bếp trẻ đang phát triển các món ăn sử dụng công thức lâu đời nhưng biến đổi các thành phần để tạo ra những hương vị tươi mới.
|
|
Phong trào ẩm thực Quảng Đông đương đại bắt đầu với Lau Kin Wai (tác giả, nhà sử học ẩm thực kiêm chủ của Kin's Kitchen - một nhà hàng ở Hong Kong được thưởng ngôi sao Michelin).
|
|
Lau Chun (con trai của Kin Wai và là người điều hành tại Kin's Kitchen) đang thiết kế các thực đơn nhỏ với những món ăn mang tính thẩm mỹ cao. Ông tin rằng ẩm thực Quảng Đông cần một cuộc cách mạng. |
Hong Kong qua từng món ăn
Hong Kong
lịch sử Hong Kong
khám phá Hong Kong