Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khám phá ngôi trường lớn nhất thế giới

Ngôi trường lớn nhất thế giới City Montessori có số học sinh vượt quá 50.000 nhưng không em nào bị lơ là, gần một nửa trong số họ đạt kết quả từ 90% trong các kỳ thi quốc gia.

Trường City Montessori (CMS) ở thành phố Lucknow, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ hiện là ngôi trường lớn nhất thế giới theo Sách Kỷ lục Guinness. Ảnh: Cmseducation.
CMS được thành lập năm 1959 với một tòa nhà dạy học cùng 5 học sinh. Đến nay, trường có hơn 52.000 học sinh từ bậc mầm non đến lớp 12 học tập tại 20 cơ sở. Tạp chí Educational World đánh giá đây là trường học tốt nhất Ấn Độ. Ảnh: Cmseducation.
CMS được thành lập năm 1959 với một tòa nhà dạy học cùng 5 học sinh. Đến nay, trường có hơn 52.000 học sinh từ bậc mầm non đến lớp 12 học tập tại 20 cơ sở. Tạp chí Educational World đánh giá đây là trường học tốt nhất Ấn Độ. Ảnh: Cmseducation.
Hai nhà đồng sáng lập CMS Jagdish Gandhi và Bharti Gandh chụp ảnh lưu niệm trước tòa nhà chính tại cơ sở Gomti Nagar. Đằng sau họ là câu nói nổi tiếng của Bahá’u’lláh, cha đẻ của đạo Bahá'í: "The Earth is but one country and mankind its citizens" (Trái đất là một quốc gia với công dân là toàn thể nhân loại). Vì thế, trường City Montessori rất chú trọng công tác bảo vệ môi trường. Ảnh: Bahainews.
CMS cũng là nơi tổ chức nhiều sự kiện giáo dục nổi bật. Năm 2012, cuộc thi Geologically Yours diễn ra tại cơ sở Anandnagar với sự tham gia của học sinh đến từ các nước Nepal, Iran và Sri Lanka. Ảnh: Theasis.
Trường có 1.050 phòng học với số lượng học sinh mỗi lớp vượt quá 45 em nhưng vẫn không đáp ứng nhu cầu học tập của người dân trong thành phố. Geeta Kingdon, Chủ tịch CMS, cho biết, phụ huynh luôn cố vận dụng các mối quan hệ trong kinh doanh, chính trị để con họ được nhận vào trường. Ảnh: Cmseducation
Mặc dù City Montessori là một trường danh tiếng, tỷ lệ cạnh tranh cao, mức học phí của trường vẫn thấp hơn 25% so với mặt bằng chung. Với học phí từ 300 bảng đến 700 bảng/năm, họ được hưởng môi trường học tập đầy đủ tiện nghi của một trường tư thục ưu tú. Ảnh: Cmseducation.
CMS cũng trả giáo viên mức lương cao, xứng đáng với đóng góp của họ đối với trường. Ngoài ra, các thầy cô còn được hưởng phụ cấp 1% lương cho mỗi học sinh nằm ngoài chỉ tiêu 45 em trong lớp họ phụ trách. Hiệu trưởng tại các cơ sở được hưởng mức lương gấp đôi so với thành viên trong ban giám hiệu và có thêm hai trợ lý hỗ trợ họ giải quyết gánh nặng hành chính. Ảnh: Cmseducation.
Ngoài việc cung cấp thiết bị hiện đại, hỗ trợ công tác giảng dạy của giáo viên, trường còn chi 100.000 bảng Anh mỗi năm để khen thưởng những cá nhân có học sinh đạt thành tích xuất sắc trong kỳ thi quốc gia. Bên cạnh các cuộc họp phụ huynh định kỳ, hàng tháng, thầy cô phải đến nhà học sinh dưới vai trò người giám hộ để kiểm tra điều kiện học tập tại nhà của các em. Theo bà Kingdon, trường muốn quan tâm đến từng học sinh. Ảnh: Cmseducation.
Bên cạnh việc giảng dạy, CMS cũng bồi dưỡng tài năng nghệ thuật cho các học sinh. Điều này không chỉ tạo cơ hội để các em phát triển năng khiếu mà còn giúp trường gây dấu ấn trong các lĩnh vực như âm nhạc, văn học, hội họa. Ảnh: Cmseducation.
Không chỉ giảng dạy kiến thức, trường còn đặc biệt chú trọng giáo dục đạo đức cho học sinh. Tiến sĩ Gandhi muốn tất cả các em trung thành với trường, cố gắng học tập, rèn luyện nhằm trở thành một người vừa có tài vừa có đức, đáp ứng các yêu cầu của xã hội. Ảnh: Cmseducation.

Toàn cảnh ngôi trường cấp 3 nổi tiếng xứ Nghệ

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn”, cổng trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An, khắc hai câu thơ của Chế Lan Viên.





Nguyễn Sương

Bạn có thể quan tâm