Khám phá phong tục đón lễ Vu Lan của các nước trên thế giới
Chủ nhật, 11/8/2019 09:20 (GMT+7)
09:20 11/8/2019
Cùng tổ chức ngày 15/7 Âm lịch hàng năm nhưng lễ Vu Lan tại mỗi quốc gia lại mang những nét đặc trưng riêng, tùy thuộc vào truyền thống văn hóa, phong tục tập quán.
Việt Nam: Ở Việt Nam, cùng với sự hồi sinh và phát triển của Phật giáo, lễ Vu Lan ngày càng được tổ chức quy mô, trọng thể. Tương tự nhiều quốc gia khác, các Phật tử thường đến chùa tụng kinh, cầu nguyện... Ngày lễ Vu Lan ở Việt Nam còn có nghi thức "hoa hồng cài áo" độc đáo. Ảnh: Hà Mỹ Giang.
Bông hoa hồng là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý. Việc cài lên ngực bông hoa cao quý thể hiện sự hiếu thảo mà con cái gửi đến cha mẹ. Những người còn cha mẹ đến ngày Vu Lan sẽ cài bông hoa màu đỏ lên áo. Những người đã mất cha mẹ sẽ cài hoa màu trắng. Ảnh: Hoàng Việt.
Trung Quốc: Ở Trung Quốc, lễ Vu Lan thường được tổ chức từ ngày 15-30/7 Âm lịch. Đây là khoảng thời gian để mọi người viếng thăm và sửa sang phần mộ của người thân. Ảnh: Hk01.
Bên cạnh việc cúng bái, dâng lễ, họ còn có tập tục đốt vàng mã, giấy tiền… Trong dịp này, tín đồ Phật giáo ở đây còn làm các việc phúc thiện để hồi hướng công đức cho cha mẹ và người thân của mình. Ảnh: Rove.
Nhật Bản: Người dân Nhật Bản gọi lễ Vu Lan là Obon. Đây là ngày lễ truyền thống được giữ gìn và lưu truyền hơn 500 năm. Vào dịp này, ai cũng đều trở về, đoàn tụ với người thân để bày tỏ lòng thành kính tri ân đến tổ tiên. Ảnh: Ettoday.
Người dân sẽ thắp sáng nhiều đèn lồng, treo phía trước cửa, dọc các con đường dẫn về nhà và thả xuống sông, hồ vào ngày lễ cuối cùng. Mọi người còn mặc trang phục yukata, ca múa theo những vũ điệu dân gian trong đêm hội. Ảnh: Visit Minato City.
Malaysia: Ở Malaysia, Vu Lan được gọi là ngày tổ tiên hay lễ hội tháng 7. Bên cạnh những việc làm thể hiện tinh thần hiếu đạo của người châu Á, họ còn tổ chức nhiều sinh hoạt tôn giáo, văn hóa mang đậm đà bản sắc riêng. Ảnh: Vulcan Post.
Theo phong tục, người dân sẽ dừng mọi công việc, tập trung ở các ngôi chùa để cầu nguyện và cử hành nghi thức siêu độ vong linh. Bên cạnh đó, Phật tử Malaysia còn tổ chức hội diễn văn nghệ quần chúng tại các khu dân cư. Ảnh: ABC.
Cuộc đua thuyền giấy diễn ra trên sông Hán tại Seoul, Hàn Quốc. Các đội sẽ dùng bìa giấy cùng màng bọc nylon để tạo ra chiếc thuyền đẹp trong thời gian nhanh nhất.
Lễ hội El Colacho ở Tây Ban Nha khiến nhiều du khách thích thú. Vào dịp này, họ sẽ xếp trẻ em nằm ra đường để người đóng vai quỷ nhảy qua nhằm xua tan bệnh tật, đen đủi cho chúng.
Tháng 8 tới, bầu trời đêm nước Nhật rực sáng trong mùa lễ hội Obon (hay lễ Vu Lan) với khung cảnh đường phố lung linh từ hàng nghìn đèn lồng và hoa đăng.