Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khán giả tranh cãi về phim đầu tư chục tỷ bán không nổi 1 vé

Phim không quy tụ dàn diễn viên tên tuổi, không quảng bá, công chiếu ở rạp có chất lượng tệ... là nguyên nhân khiến nhiều người quay lưng với phim do nhà nước sản xuất.

Trong khi phim do các hãng tư nhân sản xuất với mục tiêu số 1 là doanh thu, các bộ phim nhà nước mang tính nhân văn, tự hào dân tộc lại rơi vào hoàn cảnh ế ẩm và bị người hâm mộ chê bai. Một số người đã thẳng thắn chỉ trích thị hiếu của giới trẻ ngày nay rẻ tiền, đơn điệu, thờ ơ với những gì thuộc về lịch sử.

“Tôi không hiểu vì sao người trẻ lại thích những bộ phim mang tính chất thương mại, ý tưởng điên rồ, xây dựng cốt truyện vô lý, chiêu trò quá lố. Những bộ phim thuộc về lịch sử tuy không PR nhưng nếu xem qua một lần sẽ đọng lại trong lòng người xem về lòng tự hào dân tộc. Còn những bộ phim nhảm nhí khi xem xong có ý nghĩa gì trong cuộc sống, không có tí gì gọi là nghệ thuật”, một độc giả nhận xét.

Phim 21 tỷ đồng không bán nổi một vé

Trong hai tuần trụ ở Rạp Kim Đồng, ngay trung tâm thủ đô Hà Nội, bộ phim "Sống cùng lịch sử" không bán được dù chỉ một vé.

Hay một nữ khán giả dè bỉu, chị không quy chụp tất cả giới trẻ đều là trẻ trâu, nhưng phần lớn các em thích hiệu ứng đám đông. Mỗi bộ phim luôn có ngày công chiếu dành riêng cho báo chí, các nhà phê bình xem trước, nhiều bài viết đăng tải sau đó sẽ phản ánh được nội dung phim hay, dở ra sao. Tuy nhiên, các em vẫn rủ rê nhau đến rạp dù vào đó chỉ ngồi ăn bắp rang bơ, uống coca và chụp ảnh tự sướng.

Khi bị chê trách, người trong cuộc đã đồng loạt lên tiếng bảo vệ sở thích riêng. Anh Tú nói, giới trẻ thời nay hay ngày trước đều như nhau, ai cũng yêu quê hương, đất nước, tự hào về hàng ngàn năm lịch sử. Thế nhưng, cuộc sống hiện đại bộn bề công việc, mỗi người luôn bị phân tâm bởi rất nhiều thứ, chỉ có những bộ phim được quảng cáo tốt, gây chú ý nhiều mới kéo được khách đến xem.

Giải mã lý do phim bạc tỷ bán không nổi 1 vé

Nhiều người nói vui những bộ phim này như các cô gái không biết chưng diện, ăn mặc kín bưng nên ra đường không có anh chàng nào thèm dòm ngó.

 

Những bộ phim lịch sử do Việt Nam sản xuất có thể hay nhưng anh Tú cho biết, anh không hay biết thông tin gì về những bộ phim tiền tỷ này. Chỉ đến khi đọc báo, anh mới nghe nói, nên muốn ủng hộ cũng... vô phương. Ngoài ra, anh lo lắng nội dung phim có thật sự hấp dẫn hay không, nếu không sẽ tiếc nuối vì mất thời gian.

Còn bạn Nhung thắc mắc, vì sao phim thị trường quảng bá rầm rộ, lên báo này báo khác để nhiều người biết, còn phim nhà nước "không có nổi một cái thông báo". Theo bạn, một số cô bác, anh chị phê phán giới trẻ thích phim thị trường, nội dung điên rồ, nguyên nhân là họ muốn bỏ đồng tiền để tìm niềm vui, giải trí xứng đáng. 

Phim Sống cùng lịch sử có kinh phí đầu tư <abbr class=21 tỷ đồng." src="" data-src="https://photo.znews.vn/Uploaded/rdsis/2014_09_19/song1.jpg" />
Phim Sống cùng lịch sử có kinh phí đầu tư 21 tỷ đồng.

Từ trước đến nay, Châu không phân biệt được phim nhà nước và phim tư nhân cho đến khi cô đọc bài viết “Phim 21 tỷ đồng không bán được một vé”. Cô nói, nếu phim nhà nước không xem trọng doanh thu, nên phát sóng trên tivi để nhiều người cùng được xem. Hiện nay, người đến rạp chủ yếu là giới trẻ, còn người lớn tuổi là đối tượng phù hợp với thể loại phim lịch sử và yêu thích hơn, nhưng họ lại không bao giờ đến rạp.

Hay anh Truyện cho rằng, khi làm phim lịch sử, nước bạn có cách xây dựng nội dung dễ hiểu, dễ nhớ và ấn tượng, phù hợp với mọi lứa tuổi nên thu hút hơn. Vì vậy, anh hy vọng những nhà làm phim lịch sử Việt học hỏi để người trẻ cũng yêu thích phim do nhà nước sản xuất hơn và hiểu hơn về lịch sử nước nhà. 

Ngoài ra, hệ thống rạp chiếu phim do nhà nước đầu tư ở các tỉnh thành như trước kia không còn nhiều, thay vào đó là cụm rạp của các công ty nước ngoài đầu tư với quy mô lớn, phục vụ chuyên nghiệp. Vì vậy, nhiều bạn đọc thuộc thế hệ 9X dù rất yêu thích phim lịch sử nhưng vẫn không đến rạp. 

"Giữa một nơi chiếu phim lịch sử có chất lượng dịch vụ kém, một nơi chiếu phim thị trường có nội dung không hay nhưng chất lượng dịch vụ tốt, chúng tôi sẽ chọn nơi tốt hơn để không tiếc tiền", An nói.

Nhật My (Tổng hợp)

Bạn có thể quan tâm