Mắc bệnh bại não bẩm sinh, bị co rút hết chân tay, trải qua nhiều năm khổ luyện, cậu bé Nguyễn Tấn Sang viết chữ bằng chân thành thục và có thể đến trường.
Năm 1997, chị Đỗ Thị Bé (ngụ xã Đức Phú, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) sinh con trai đầu lòng. Đôi vợ chồng trẻ chưa kịp mừng vui thì các bác sĩ thông báo cháu bé mắc bệnh bại não, chân tay bị co rút. Không đầu hàng số phận, họ đi làm thuê kiếm tiền chạy chữa cho con khắp nơi mà không khỏi.
"Còn nước còn tát", vợ chồng chị Bé mua dụng cụ về để con tập luyện, hy vọng có thể đi lại được. 6 tuổi, cậu bé tên Nguyễn Tấn Sang tỏ ra thích đến trường. "Thấy mấy đứa trẻ quanh xóm đều đi học mầm non, con tôi cũng đòi đến trường. Nhiều ngày liền, nó đứng ngoài cửa sổ nhìn vào lớp thèm khát được đi học khiến tôi không cầm được nước mắt", người mẹ kể lại.
Nhiều năm, chị Bé gõ cửa khắp nơi tìm trường cho con học, nhưng họ đều bảo nên đưa về nhà với lý do duy nhất: Đôi tay của Sang bị cong queo, co quắp không cầm bút được thì khó đến lớp. Hành trình khổ luyện viết chữ bằng chân của cậu bé bắt đầu từ đó.
Dù vất vả ngược xuôi mưu sinh nhưng chị Bé lúc nào cũng chăm lo cho con chu đáo từng bữa ăn, giấc ngủ, giúp Sang vượt qua nỗi đau thể xác, duy trì khát vọng đến trường học tập.
Sau nhiều năm dài luyện tập viết chữ bằng chân thành công, 15 tuổi, Sang mới được Trường tiểu học Đức Phú (huyện Mộ Đức) nhận vào lớp 1.
Do quãng đường từ nhà đến trường xa khoảng 4 km nên hàng ngày người mẹ chở các con đi học. Hiện Sang (18 tuổi) học cùng lớp 4C với em gái út Nguyễn Đỗ Thúy Tiễn (10 tuổi). Em gái kề của cậu bé này là Nguyễn Đỗ Thúy Tiên (12 tuổi, học lợp 6 THCS Đức Phú).
Gia đình đặt thợ mộc đóng cho cậu bé cái bàn rộng khoảng 1 m2 đặt ở cuối lớp. Nam sinh này có thể ngồi và có không gian đặt vở để viết chữ bằng chân thuận lợi.
Cô giáo Huỳnh Thị Kim Thoa hướng dẫn Sang học môn tiếng Anh. "Dù em viết chữ bằng chân nhưng nét luôn mềm mại, tròn trịa. Em cũng tiếp thu bài rất nhanh. Tôi thật sự cảm phục nghị lực, ý chí của Sang và tin rằng em sẽ còn tiến xa hơn nữa", cô giáo Thoa nói.
Bàn chân phải của Sang kẹp bút viết chữ tiếng Anh mềm mại vào vở.
Giờ ra chơi, cậu bé vô tư nô đùa cùng các bạn trong lớp.
Tan học về nhà, Sang dùng chân kẹp vật dụng đưa thức ăn hay rót nước chăm sóc chú chim cưng.
Nam sinh cùng em gái vuốt ve, vui đùa cùng gà trống. Suốt ba năm học, năm nào Sang cũng đạt thành tích học tập xuất sắc.
Vừa cất tiếng khóc chào đời, số phận đã không cho Hạnh có được đôi tay như bao người khác nhưng cậu bé đã làm nên điều kỳ diệu, viết nên đời mình bằng đôi chân…
Là một người tàn tật, chị Huỳnh Thị Sậm không chỉ vẽ tranh mà còn dùng chân kẹp sách trên giá lấy xuống cho khách và có thể di chuyển nhanh thoăn thoắt trên chiếc xe lăn.
"Khi thấy thầy, các con luôn miệng: 'Chúng con chào cô giáo thầy Tú' khiến tôi phì cười", thầy Đỗ Quang Tú, thầy giáo mầm non duy nhất của huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình), kể lại.