Đổi chỗ ngồi khi đi máy bay thành chủ đề gây tranh cãi trên TikTok. Ảnh minh họa: Unplash. |
Ngày 13/1, một TikToker có tên Arleen (Seattle, Mỹ), người có hơn 140.000 follower, đã chia sẻ video về câu chuyện cô giúp người khác "từ chối đổi chỗ trên máy bay", Insider đưa tin.
Arleen cho biết khi đó cô đã bay từ Hawaii đến Seattle, mất khoảng 5 giờ, ngồi ở ghế hạng phổ thông cao cấp gần cửa sổ.
Arleen chứng kiến một hành khách (ngồi hàng ghế phổ thông) yêu cầu một phụ nữ ngồi ghế phổ thông cao cấp đổi chỗ để được "ngồi cạnh người bạn của mình".
Người phụ nữ kia khó xử vì ngại từ chối, nhưng nếu đồng ý sẽ đồng nghĩa với từ bỏ đặc quyền của ghế phổ thông cao cấp. Arleen đã giúp đỡ bằng cách giả vờ như cô và người phụ nữ là bạn đồng hành, để cô ấy có cớ từ chối di chuyển chỗ ngồi.
"Nếu muốn ngồi cạnh bạn của mình, bạn nên đặt chỗ cạnh họ", Arleen kết luận.
Arleen đã giúp một nữ hành khách từ chối đổi chỗ ngồi trên máy bay. Ảnh: @not.cristinayang/TikTok. |
Chủ video nói với Insider trong một cuộc phỏng vấn rằng mọi chuyện cô kể trong clip đều là sự thật.
Clip nhanh chóng lan truyền và thu hút hơn 2,4 triệu lượt xem. Hầu hết người xem đều đồng ý với kết luận của Arleen về vấn đề đổi chỗ trên máy bay.
"Bạn không nên yêu cầu người khác hạ cấp ghế ngồi để thuận tiện cho bạn", bình luận hàng đầu này thu hút 46.000 lượt thích.
Video của Arleen đã khơi dậy một số cuộc tranh luận, nhiều người tương tác với clip của cô để chia sẻ câu chuyện của riêng họ về câu chuyện từ chối đổi chỗ trên máy bay.
Người dùng có tên @lizarddame cũng chia sẻ câu chuyện vào ngày 15/1, người bạn đi cùng cô đã từ chối chuyển chỗ trước lời đề nghị "thô lỗ" của một vị khách khác.
Nghi thức trên máy bay, đặc biệt xin đổi chỗ ngồi, đang trở thành "trend" trên TikTok.
Vào tháng 10, một TikToker tên Maresa Friedman gây chú ý khi chia sẻ câu chuyện cô từ chối chuyển chỗ ngồi hạng nhất trên máy bay cho một gia đình muốn ngồi cùng nhau.
Một người dùng khác, có tên Brian Pakpour, đã chỉ trích Friedman, nói rằng mọi người "hành động tốt hơn" và có "lòng trắc ẩn".
Friedman đáp lại bằng lời cáo buộc rằng anh ta mới là kẻ không "có lòng trắc ẩn", nói thêm rằng lý do cô không muốn chuyển chỗ ngồi là vì bản thân có khuyết tật.
Nhiều người trẻ xứ châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản, thường kết thúc một ngày với webtoon (truyện tranh số). Thế giới ảo này giúp họ tạm quên đi mệt mỏi mà không tốn thời gian hay tiền bạc. Sự phổ biến ngày càng lớn của webcomic, hay còn gọi webtoon (truyện tranh số), đã có tác động tích cực đáng ngạc nhiên đến ngành xuất bản.