Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

INFOCUS

Khi bạn cũ liên lạc, không nhờ vả thì cũng là mời cưới

"Có qua thì mới có lại. Nếu muốn nhờ vả một ai đó, mình sẽ không tấn công họ một cách dồn dập. Trước hết, bạn phải khiến họ có cảm giác thân thiện và được tôn trọng".

Bi ban be loi dung va nho va anh 1Bi ban be loi dung va nho va anh 2

"Có qua thì mới có lại. Nếu muốn nhờ vả một ai đó, mình sẽ không tấn công họ một cách dồn dập. Trước hết, bạn phải khiến họ có cảm giác thân thiện và được tôn trọng".

"Khang hả? Cường học chung năm lớp 10 nè. Chủ nhật này mình cưới vợ, thiệp mời gửi tới Khang rồi, sắp xếp về quê chung vui nhé".

Cuộc gọi chóng vánh đến với Hữu Khang (25 tuổi, nhân viên ngân hàng), khi anh đang ăn trưa gần công ty, diễn ra chưa đầy 1 phút.

Cường, trong trí nhớ của Khang, thường ngồi ở cuối lớp, tuy học chung với nhau nhưng cả hai khá xa lạ.

"Hai đứa đã lâu không liên lạc, trước đó cũng không thân thiết lắm. Thôi kệ, Cường có lòng thì Khang có dạ", Khang nói, dự định sẽ chuyển khoản người quen, nhờ mừng ngày vui của bạn.

Những cuộc điện thoại sau 7-8 năm không gặp tương tự như Khang - Cường không hiếm. Bạn bè đã lâu không tương tác, khi gặp lại không phải những lời hỏi thăm sức khỏe mà lại có mục đích rõ ràng: mời cưới, nhờ vả, thậm chí yêu cầu hợp tác kinh doanh đa cấp.

'Mày ơi, tao kẹt'

Gần một tuần nay, Thanh Tuấn (27 tuổi, Bình Thuận) nói anh liên tục bị làm phiền bởi Toàn, anh bạn học chung năm lớp 8. Mỗi lần người này liên lạc, mở đầu cuộc trò chuyện không phải là hỏi thăm mà luôn vào trực tiếp vấn đề: "Mày ơi, tao kẹt".

Bi ban be loi dung va nho va anh 4
"Bạn bè đã lâu không gặp, đến những thông tin căn bản còn không nắm rõ thì sao có thể cho họ mượn tiền?". Ảnh: Smith Sonian.

Chàng trai cho biết mối quan hệ của anh với Toàn chẳng gọi gì là thân thiết. 

"Hơn 10 năm không gặp, không biết tại sao nó có số điện thoại của mình mà liên lạc. Đã vậy, Toàn còn mở đầu câu chuyện bằng việc mượn tiền, thật không hiểu nổi", Thanh Tuấn nói.

Anh đoán người bạn ngày xưa đã vào "bước đường cùng" nên tìm cách liên hệ với mình mượn tiền.

Thế nhưng, không có lý do gì Tuấn "ra tay làm chuyện nghĩa hiệp" với người bạn cũ. Cả một thập kỷ đã trôi qua, quá nhiều thứ anh không rõ về người bạn năm nào.

Địa chỉ Toàn ở đâu, người này làm nghề gì, nếu có cơ sự thì anh phải liên lạc qua ai? Thông tin duy nhất Thanh Tuấn có được là "thằng Toàn học chung với mình năm lớp 8".

“Cho mượn tiền thế này quá mạo hiểm”, Thanh Tuấn nói.

'Hương à...'

"Hương à? Dạo này làm công ty nghe nói lương bấp bênh lắm hả? Gặp nhau tâm sự chút đi".

Thu Hương (24 tuổi, Tiền Giang) nhớ lại buổi hẹn gần một tuần trước. Trong quán cà phê đông người vào giờ nghỉ trưa, một người bạn cũ bước vào, thu hút nhiều ánh nhìn.

Đầu tóc bóng loáng, ăn mặc bảnh bao với vest đen cùng cặp da đi kèm, anh lịch thiệp chào cô.

Hương không còn nhận ra thằng Quân học cùng mình 4 năm đại học nữa.

"Năm xưa đi học, cậu ấy cũng không phải cá nhân xuất sắc, làm công việc gì mà lên nhanh vậy ta?", Hương tự hỏi. 

Bi ban be loi dung va nho va anh 5
"Đã lâu không gặp, nỡ lòng nào lại biến bạn mình thành con mồi chơi đa cấp". Ảnh: The Guardian.

"Gia nhập team bọn mình đi, chỉ cần bán hàng, nếu đạt KPI là tiền thưởng một hai trăm triệu là chuyện bình thường", Quân bắt đầu tấn công sau vài lời thăm hỏi.

Hương cho Zing.vn biết, Mạnh Quân còn mang hình ảnh tổng giám đốc, giám đốc marketing của công ty cho cô xem. Anh còn lướt hình ảnh anh phó phòng marketing du lịch Hong Kong, chị trưởng phòng nhân sự vừa mua căn hộ gần 10 tỷ ven sông Sài Gòn...

"Vậy giờ Quân đang ở đâu?", Thu Hương thắc mắc.

Đáp trả cô bạn học chung đại học, Quân cho rằng điều này không quan trọng. Cái cốt lõi là anh muốn Hương có cơ hội đổi đời. Hương nói lúc đó cô khá sốc. Không ngờ có một ngày một người như cô lại trở thành con mồi trong thương vụ đa cấp, mà người mời chào lại là người bạn đã lâu không gặp.

Thu Hương viện lý do đến giờ về làm, từ chối khéo mọi lời mời. Khi trở về, cô chặn mọi đường liên lạc giữa hai người.

Cái khó ló… bạn thân

Là du học sinh chuyên ngành Luật tại Australia, Hoàng Khoa (25 tuổi, TP.HCM) về nước và trở thành nhân viên tư vấn pháp lý của một công ty nước ngoài có trụ sở tại Sài Gòn.

Du học từ năm 18 tuổi, bạn bè phần lớn là người ngoại quốc, Khoa phải cố gắng thiết lập các mối quan hệ mới, trong đó có cả bạn bè. 

Bi ban be loi dung va nho va anh 6
Gặp cái khó thì ló bạn thân, người khác chịu giúp đỡ hay không lại là chuyện khác. Ảnh: Complex.

Vào ngày chủ nhật, Khoa nhận được tin nhắn của bạn cũ: "Bồ tèo, khoẻ không? Nhờ chút chuyện được không?". Sau đó là một loạt câu nói mà anh cho là "thảo mai", lịch sự nhưng có phần hơi giả tạo.

Nhắn tin được hồi lâu anh mới biết, thì ra anh bạn này đang có cô em đang là sinh viên năm cuối ĐH Luật TP.HCM, cần người hỗ trợ để hoàn thành luận văn cuối khoá.

Khoa nói rằng bốn năm du học ở nước ngoài, dù có kết bạn trên mạng xã hội nhưng chưa từng có một cái like tương tác hay một lời hỏi thăm từ Hữu Tâm. Bỗng nhiên người bạn cũ lại muốn nhờ vả nhưng không phải là gọi điện, hẹn gặp mặt mà chỉ là vài dòng tin nhắn.

"Mình thoáng, nhưng mình cần sự tôn trọng nhất định", Khoa khẳng định.

Có qua có lại

Trong quyển Những tư tưởng lớn từ những tác phẩm vĩ đại, khi bàn về tình bạn, triết gia người Hy Lạp Aristotle từng nói:

"Tình bạn vị lợi và tình bạn niềm vui cùng đi với nhau. Những dạng tình bạn bậc thấp này không nhất thiết là xấu, nhưng chúng không đầy đủ.

Một trong những nhược điểm của chúng bắt nguồn từ việc chúng lệ thuộc và biến đổi theo hoàn cảnh. Đó là lý do tại sao chúng có thể dễ nảy sinh nhưng cũng nhanh chóng biến mất".

"Vì quan hệ vị lợi là thiếu tôn trọng", anh bạn cựu sinh viên ngành Luật Hoàng Khoa khẳng định.

Zing.vn thực hiện khảo sát nhỏ với 115 người trẻ. 65% tỏ ra mệt mỏi, đôi lúc bất lực trước các mối quan hệ kiểu này.

“Lâu lâu thấy số lạ gọi đến, không phải môi giới nhà đất thì mời vay vốn. Nếu không chỉ còn một thứ: bạn cũ ở quê mời ăn cưới. Cô gái 24 tuổi như tôi còn chưa biết yêu là gì, suốt ngày cứ mời cưới thế này hỏi sao không buồn", Thanh Thảo (nhân viên marketing, Cà Mau) nói.

Thanh Liêm (25 tuổi, TP.HCM) cho Zing.vn biết anh rất sẵn sàng thiết lập các mối quan hệ mới và giữ liên lạc với những người từng hợp tác. Tuy nhiên, anh lại không xem trọng lắm những người chỉ khi nào cần mới liên lạc.

"Có qua thì mới có lại. Nếu muốn nhờ vả một ai đó, mình sẽ không tấn công họ một cách dồn dập. Trước hết, bạn phải khiến họ cảm giác thân thiện và được tôn trọng", Thanh Liêm nói.

Bi ban be loi dung va nho va anh 7
Sống cô đơn và khép kín, đến lúc cần giúp đỡ thì không nhờ vả được ai. Ảnh: The Atlantic.

Kiều Trinh (24 tuổi, Đà Nẵng) kể từng bị từ chối thẳng thừng chỉ vì "chưa có qua mà đã đòi nhận lại".

Trinh đang là producer của một công ty truyền thông. Công việc của cô là tìm kiếm diễn viên, người nổi tiếng để ghi hình game show. Trong một lần liên hệ không thành công nhân vật, cô định nhờ đến anh bạn hiện là biên tập viên của một tạp chí thời trang.

"Mình không có số điện thoại của chị ấy" - đây là lời đáp của anh bạn học chung thời đại học nhưng suốt 4 năm học chung cô chưa từng nhắn tin. "Mình biết người ta nói dối đấy nhưng cũng đâu làm gì được. Vì mình có thân thiết gì với người ta đâu", Kiều Trinh nói.

Đây cũng là lúc cô hiểu ra rằng, cuộc sống luôn tồn tại cái gọi là "có qua có lại". Cô cũng tập cách giữ mối quan hệ và xem tất cả những người xung quanh là đồng nghiệp, cộng sự tiềm năng của mình.

"Muốn người khác lúc nào cũng vui vẻ, hợp tác với mình thì mình nên tương tác với họ thường xuyên. Đừng bao giờ để người khác luôn khó chịu khi thấy số liên lạc của bạn gọi đến", cô bạn producer nhấn mạnh. 

Không có nhu cầu ra ngoài, giới trẻ chọn làm việc tại nhà

"Bạn bè hay rủ đi uống trà sữa, xem phim, mình thường từ chối vì cảm giác lười và không muốn ra khỏi nhà. Nhưng mình sẽ cố gắng ra đường nhiều hơn xem sao".

Thảo Nguyên - Trọng Huy

Bạn có thể quan tâm