Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khi bữa sáng của giới trẻ chỉ hai ly... nước lọc

Giá cả leo thang, nhiều sinh viên đến lớp mà bụng sôi ùng ục vì đói hay mặt méo xệch vì bị tiêu chảy do ăn phải thức ăn giá rẻ không đảm bảo vệ sinh.

Khi bữa sáng của giới trẻ chỉ hai ly... nước lọc

Giá cả leo thang, nhiều sinh viên đến lớp mà bụng sôi ùng ục vì đói hay mặt méo xệch vì bị tiêu chảy do ăn phải thức ăn giá rẻ không đảm bảo vệ sinh.

>> Không có tiền đóng học phí, gần 1.200 SV bỏ học
>> Sinh viên nghèo ăn cháo, ngủ nóc nhà vệ sinh

Nan giải bữa sáng

"Mỗi tháng, ba mẹ mình gửi 1,2 triệu đồng, trong khi tiền ăn hai bữa (bữa trưa và bữa tối) đã ngốn ít nhất 700.000 đồng. Muốn có được bữa ăn sáng đều đặn thì phải tốn thêm 300.000 - 400.000 đồng nữa. Mấy tháng nay, để tiết kiệm chi phí, nhiều bạn trong lớp, trong đó có mình đành nhịn bữa ăn sáng", K. Tiến (năm thứ ba, trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng), tâm sự.

"Hôm nào học buổi chiều thì tụi mình thức tới 2h-3h sáng để ôn bài và hôm sau thì ngủ tới 11h trưa mới dậy, lúc đó, chỉ đánh răng, rửa mặt xong rồi đi ăn trưa", Thanh Tùng (trọ cùng K. Tiến), hài hước nói.

Bão giá làm cuộc sống của sinh viên khốn khó hơn. Năm học vừa qua, theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có gần 1.200 sinh viên phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí.

 

Không thể ôm bụng đói tới trường nhưng muốn tiết kiệm khoản chi cho bữa sáng nên một số nữ sinh uống liền 2 ly… nước lọc lót dạ, trưa về nấu cơm ăn bù.

"Sang" hơn, một số sinh viên như bạn Lê Hải (năm thứ ba, trường ĐH Bách khoa) mua củ mì (sắn) đã được luộc sẵn với giá 2.000 đồng, ăn lót dạ. 

Theo khảo sát nhỏ, trong 50 sinh viên trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng), có tới 15 sinh viên "than" đói bụng, phải nằm ẹp xuống mặt bàn khi chỉ mới học chừng 3 tiết đầu.

"Nhiều lần thấy sinh viên than bụng đói, giảng viên cũng chỉ ngậm ngùi  nhắc nhở: Các em sống xa nhà, lo mà ăn uống và bảo vệ sức khỏe cẩn thận. Lỡ ốm đau, không chỉ việc học hành bị ngưng trệ mà bố mẹ ở nhà cũng không yên tâm", cô An Vinh (giảng viên trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng), chia sẻ.

Tiềm ẩn nguy cơ 

Dọc các cổng trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP. Đà Nẵng, mỗi sáng luôn có những xe hàng ăn lưu động, phục vụ bữa sáng cho sinh viên. Mới 6h sáng đã có tới 7 "quán ăn" được bày bán trên xe đạp, xe máy, dựng bên vỉa hè.

Mặc những quán ăn lưu động dựng lên gò đất bẩn hay gần thùng rác, sinh viên vẫn chen chúc nhau mua hàng ăn sáng vì một lẽ đơn giản, các quán hàng này bán giá rất rẻ, chỉ từ 4.000-6.000 đồng/phần ăn, sinh viên có thể no bụng, yên tâm mà học tập. Tuy nhiên, chất lượng của bữa ăn thì ít sinh viên quan tâm. 

 
Quán ăn di động đang bày bán để chuẩn bị đón khách hàng sinh viên.

Không nói tới chuyện ngon hay dở của đồ ăn, chỉ cần nhìn thoáng qua cũng thấy mức độ vệ sinh của những hàng ăn này là đáng quan ngại: Tay của cô chủ hàng vừa bới vào túi đựng tiền để trả tiền thừa, vừa chan nước và thêm gia vị vào ổ mì. Thế nhưng Minh Nguyệt (năm thứ ba, trường ĐH Sư phạm), khách quen của các quán bán dạo ở cổng trường, vẫn thản nhiên: "Dễ gì mua được ổ mì 5.000 đồng trong thời bão giá hiện nay!".

Rút kinh nghiệm cho những lần ăn sáng ở các nơi thiếu vệ sinh, Thu Én (năm thứ ba, trường ĐH Sư phạm) ngao ngán kết luận: "Hai lần ăn bún mắm rẻ tiền ở ven đường, mình đều bị tiêu chảy nặng. Tài chính hạn hẹp, bữa ăn sáng thực sự là vấn đề nan giải với sinh viên chúng mình".

 Theo SVVN

 Theo SVVN

Bạn có thể quan tâm