Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khi Lê Hoàng nói một đường, làm một nẻo

Ai cũng biết, mỗi khi Lê Hoàng bắt tay làm một dự án nghệ thuật nào đó thì y như rằng, tất cả những thông tin “hoành tráng”sẽ xuất hiện ở khắp mọi nơi...

Khi Lê Hoàng nói một đường, làm một nẻo

Ai cũng biết, mỗi khi Lê Hoàng bắt tay làm một dự án nghệ thuật nào đó thì y như rằng, tất cả những thông tin “hoành tráng”sẽ xuất hiện ở khắp mọi nơi...

>> Lê Hoàng: Không mơ làm phim đại họa như ‘2012’

Khi Lê Hoàng nói một đường, làm một nẻo
Đạo diễn Lê Hoàng

Lê Hoàng có những cách làm việc, làm phim rất riêng. Khi chuẩn bị một dự án phim ảnh nào đó, ông thường đưa ra những tuyên ngôn gây sốc, đại loại như: “Tôi thấy hiện nay không ai làm, tôi mới làm” hoặc: “Họ làm dở quá nên tôi thấy ngứa mắt nên làm!” để bất cứ ai nếu cảm thấy “sốc” đều cố gắng chăm chăm vào tác phẩm của ông mà so sánh.

Có thể, phim truyền hình Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, thiếu tính thực tế và không tạo hiệu ứng tốt với cộng đồng, nhưng không đồng nghĩa là “quá tệ”. Nhìn lại những bộ phim truyền hình trước đó như: Giã từ dĩ vãng của đạo diễn Trần Ngọc Phong, Đồng tiền xương máu của Đinh Đức Liêm, Giao thời của Phan Hoàng, Người đẹp Tây đô của đạo diễn Lê Cung Bắc hoặc những bộ phim gần đây nhất như: Chạy án của Vũ Hồng Sơn, Blouse trắng của đạo diễn Mỹ Hà, Hương phù sa (Võ Tấn Bình), v.v... Tất cả đều là những bộ phim đã để lại ấn tượng tốt trong nhiều thế hệ khán giả màn ảnh nhỏ.

Khi ông tuyên bố với giọng điệu châm chọc: “Phim truyền hình VN hiện nay quá dở, tôi xem mà phát cáu. Toàn những phim thông điệp gửi đến người xem rất kém, tính tư tưởng rất yếu…” và ông đã đưa ra hai minh chứng cho những phát biểu của mình bằng hai tác phẩm đình đám gần đây nhất. Một lĩnh vực sân khấu với tác phẩm Họng súng vô hình và một tác phẩm truyền hình đang phát sóng trên VTV3 là Những thiên thần áo trắng.

Khi Lê Hoàng nói một đường, làm một nẻo
Khán giả bỏ ra về trong một xuất diễn của kịch Họng súng vô hình

Nhắc lại vở kịch Họng súng vô hình triển khai dựa trên ý tưởng của ông và được công diễn vào dịp tết Nguyên đán Canh Dần, mới thấy thật não nề. Được diễn vào dịp Tết, ngay tại trung tâm thành phố nhưng khán giả chỉ được vài người xem đến hết xuất diễn. Ban đầu cũng rất đông khán giả kéo đến rạp, cũng cháy vé theo cấp số nhân theo những tuyên bố của ông nhưng khi vở diễn chưa đi hết nửa đoạn đường thì khán giả đứng lên và bỏ về với thái độ rất lạnh lùng. Có mặt tại nhà hát Bến Thành đêm mùng 3 Tết, chị H.T ở quận 3 cho biết: “Tôi không hiểu được Lê Hoàng thấy cái gì hay từ ý tưởng của mình, nội dung kịch toàn chửi và chửi, không để lại một ấn tượng gì như những lời mà ông đã nói”. Bạn N.Q tiếp lời: “Là một người trẻ, tôi cũng rất thoáng, tôi hiểu được ý của bác Lê Hoàng muốn nói gì nhưng vở diễn cứ gây cười một cách hời hợt và thiếu định hướng như thế thì cũng không được gì”.

Trong cuộc họp báo ra mắt đoàn làm phim Những thiên thần áo trắng, Lê Hoàng đã nói: “Những bộ phim truyền hình làm cho teen của Việt Nam xem xong thấy mắc cười, lời thoại dở, dài dòng khi thì quá hàn lâm, lúc lại quá ngu ngơ…” Nhưng ngay liền sau đó ông đã vớt ngay cho mình bằng kiểu “hòa vốn” như: “Thế nhưng, tôi chê phim người khác không có nghĩa là phim tôi hay. Hay thì tôi khen, còn dở thì tôi có quyền chê”. Tất nhiên, ai cũng có quyền khen chê một tác phẩm khi xem qua nó chứ không chỉ riêng ông nhưng theo cái cách mà ông nói thì có lẽ chỉ có ông mới xứng tầm làm ra một tác phẩm tốt và hãy xem ông như một người khai phá, một “thủ lĩnh” dẫn đường đầy bản lĩnh!

Khán giả yêu mến phim truyền hình Việt Nam, đặc biệt là giới phụ huynh học sinh đã rất không hài lòng khi xem Những thiên thần áo trắng. Vì nó có sự khác biệt quá lớn mà phim Những thiên thần áo trắng của ông so với kỳ vọng của khán giả, nhất là khi ông đã từng tuyên bố theo kiểu nước đôi như vậy.

Công bằng mà nói, đây là một bộ phim nghèo nàn từ trong ý tưởng và xa rời thực tế. Người xem không thấy được sự thông minh, cá tính của những học sinh hàng VIP của trường. Bộ phim được hướng đến đại bộ phận học sinh – sinh viên Việt Nam những những cảnh trong phim rất Tây và chẳng có hơi hớm gì gọi là văn hóa Việt Nam hết. Trường học thì rất thiếu sinh khí, chẳng thấy một “bóng” học sinh nào trừ những cô cậu áo quần xúng xính đi qua đi lại, đôi co những câu theo kiểu thách đố khán giả và soi mói dư luận. Và ông có thể lý giải đó chỉ là “ lớp học mơ ước”.

Khi Lê Hoàng nói một đường, làm một nẻo
Một cảnh trong phim Những thiên thần áo trắng

Học sinh phổ thông nhưng mặc đồ rất thời trang đi học, nam thanh – nữ tú của phim sẵn sàng mắc áo tắm khoe da thịt trước bạn khác phái một cách rất tự tin và xem đó là điều hiển nhiển trong môi trường giáo dục. N. V là học sinh Lê Hồng Phong cho biết: “Em không nghĩ phim tệ như vậy, kiếm hết trường ở Việt Nam xem có học sinh nào như thế không. Bác Lê Hoàng chẳng hiểu gì chúng em cả”. Hay như ý kiến của chị M.P thì: “Chúng tôi phải chuyển kênh ngay lập tức mỗi khi có phim Những thiên thần áo trắng phát sóng, tôi nghĩ đây không phải là một bộ phim tốt cho giới trẻ như ông đạo diễn đã nói”.

Xin cược với tất cả rằng, khi nghe mọi người phản ứng trước tác phẩm của mình thì Lê Hoàng sẽ cho rằng: “Ai cũng có quyền khen, chê tác phẩm của tôi nhưng họ quan tâm thì mới có ý kiến và như thế tôi cũng đã thành công rồi!!!” - một thành công rất... Lê Hoàng

Là một đạo diễn, một nhà biên kịch chắc ông hiểu được khán giả quan trọng như thế nào đối với một vở diễn. Đừng vì lợi nhuận trước mắt rồi cứ tuyên bố khắp nơi rằng mình như thế này mới khác thường, mới hay và chỉ có mình mới dám làm điều người khác không dám để cố tình kéo dư luận nhưng rồi sản phẩm làm ra không như mong đợi. Ban đầu khán giả sẽ kéo đến vì sự tò mò nhưng họ sẽ phản ứng rất dữ dội vì “lòng tin” của họ bị “phản bội”. Về sau, họ sẽ không tin những gì ông nói và chỉ “nhếch mép” cười theo kiểu của ông khi nghe ông tuyên bố cho những dự án mới của mình. Như vậy chính ông đã làm giảm “uy tín” của bản thân trong lòng công chúng và quá “xem thường” những người bỏ tiền múa vé hoặc ủng hộ nền điện ảnh nước nhà.

Nếu đem so sánh những thành quả mà Lê Hoàng đã đạt được ở lĩnh vực phim ảnh thì cần phải nhìn nhận một cách khách quan và công bằng. Những bộ phim ông làm đều mang một ngụ ý châm biếm nhất định, đây là một lối đi riêng và ý tưởng rất hay trong lĩnh vực phim ảnh. Nhưng để triển khai nó thành một bộ phim cho đại bộ phân khán giả theo dõi trên màn ảnh nhỏ như thế nào để không bị “phô” và thiếu “thực tế” mới là điều cần quan tâm. Chứ không phải cố tình tuyên bố gây sốc nhằm kéo dư luận rồi sau đó chỉ làm cho có để lấp liếm nhược điểm của mình. Hành động này không phải là điều mà một người đam mê làm nghệ thuật hướng tới.

Lê ThẨm

Theo Bưu điện Việt Nam

Bạn có thể quan tâm