Bổ sung vitamin trước khi sinh có lợi cho bà bầu và thai nhi. Ảnh: Womenshealth. |
Chế độ ăn uống lành mạnh là cách tốt nhất để có được các vitamin và khoáng chất cần thiết. Nhưng trong thời kỳ mang thai, bạn có thể thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng. Nếu bạn đang mang thai hoặc đang hy vọng thụ thai, vitamin trước khi sinh có thể giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Lý do cần bổ sung vitamin trước khi sinh
Theo Mayo Clinic, khi mang thai, bạn cần nhiều axit folic và sắt hơn bình thường. Axit folic giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh - bất thường nghiêm trọng của não và tủy sống của thai nhi. Lý tưởng nhất là bạn sẽ bắt đầu bổ sung thêm axit folic ít nhất 3 tháng trước khi mang thai.
Trong khi đó, sắt hỗ trợ sự phát triển của nhau thai và thai nhi. Sắt giúp cơ thể bạn tạo máu để cung cấp oxy cho thai nhi, đồng thời ngăn ngừa bệnh thiếu máu ở bà bầu - tình trạng máu có số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh thấp.
Ngoài việc bổ sung axit folic và sắt, bạn hãy tìm một loại vitamin trước khi sinh có chứa canxi và vitamin D. Chúng giúp thúc đẩy sự phát triển của răng và xương của em bé. Ngoài ra, một số loại dưỡng chất trước sinh cũng có thể hữu ích khác bao gồm vitamin C, A, E, B, kẽm và iốt.
Axit béo omega-3, loại chất béo tự nhiên có trong nhiều loại cá, giúp thúc đẩy sự phát triển trí não của bé. Nếu bạn không ăn cá hoặc các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 khác, bác sĩ có thể đề nghị bổ sung axit béo omega-3 ngoài các vitamin trước khi sinh.
Khi nào nên bắt đầu dùng vitamin trước khi sinh?
Chuyên gia dược lâm sàng Morgan King tại Cleveland Clinic chia sẻ nếu bạn đang có kế hoạch mang thai, bạn nên bắt đầu bổ sung vitamin trước khi sinh ngay khi bạn bắt đầu cố gắng thụ thai.
"Khi bác sĩ sản phụ khoa xem xét việc xác định ngày mang thai, họ thường bắt đầu từ kỳ kinh nguyệt cuối cùng của thai phụ. Điều đó có nghĩa là khi bạn phát hiện ra mình đang mang thai, bạn có thể đã mang thai được 4-6 tuần”, chuyên gia này nói.
Tất nhiên, không phải tất cả lần mang thai đều được lên kế hoạch và nếu bạn không dùng vitamin trước khi sinh vào thời điểm bạn phát hiện ra mình đang mang thai, bạn nên bắt đầu càng sớm càng tốt. Sự phát triển lớn xảy ra trong tam cá nguyệt đầu tiên, tức là 12 tuần đầu tiên. Tủy sống và não đang phát triển nên những loại vitamin đó sẽ hữu ích.
Các bà mẹ cũng nên tiếp tục dùng vitamin trước khi sinh trong suốt thời gian mang thai và khi cho con bú hoặc vắt sữa cho con. Trong hầu hết trường hợp, nếu mẹ nhận đủ lượng vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn uống của mình, thai nhi đang lớn và cả trẻ bú sữa mẹ cũng sẽ như vậy.
Phụ nữ nên bổ sung vitamin khi bắt đầu có kế hoạch mang thai hoặc trong vòng 12 tuần đầu thai kỳ. Ảnh: Naturemade. |
Tác dụng phụ
Bổ sung vitamin trước khi sinh có thể góp phần gây ra các tác dụng phụ sau đây trong một số trường hợp.
- Táo bón: Đây là là tác dụng phụ phổ biến của thai kỳ, táo bón có thể do chất sắt trong vitamin trước khi sinh gây ra. Tiến sĩ Amy M. Valent, trợ lý Giáo sư Sản phụ khoa tại Đại học Khoa học và Sức khỏe Oregon (Mỹ), cho biết việc bổ sung sắt bằng các loại cam quýt có chứa vitamin C có thể cải thiện sự hấp thụ và có khả năng giảm thiểu triệu chứng táo bón.
- Buồn nôn: Tiến sĩ Valent cho biết bà bầu thường buồn nôn do kích thước viên thuốc và/hoặc mùi của thuốc. Thông thường, các vi chất dinh dưỡng bổ sung trong vitamin trước khi sinh có xu hướng làm cho viên thuốc to hơn, điều này có thể gây buồn nôn khi cố gắng nuốt.
Một số viên thuốc cũng có mùi gây kích thích hoặc được sản xuất với chất bảo quản làm trầm trọng thêm triệu chứng này.
- Đầy hơi: Một số phụ nữ mang thai đặc biệt nhạy cảm với axit docosahexaenoic axit béo omega-3 (DHA) hoặc dầu cá đôi khi có trong vitamin trước khi sinh.
- Dị ứng: Khó chịu ở bụng, buồn nôn hoặc nôn sau khi uống thuốc bổ sung trước khi sinh có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị dị ứng với thứ gì đó trong thuốc bổ sung. Mặc dù phản ứng với các vi chất dinh dưỡng không phổ biến, thủ phạm có thể là một thành phần được sử dụng để sản xuất viên nang hoặc viên nén.
- Da khô hoặc ngứa: Vitamin A có nhiều trong trái cây, trứng, sữa, cà rốt, khoai lang và dưa đỏ, vì vậy, phụ nữ mang thai có thể không cần bổ sung vitamin này. Các mảng da khô, ngứa có thể là dấu hiệu bạn đang uống quá nhiều vitamin A.
- Bầm tím: Nếu bạn nhận thấy mình dễ bị bầm tím hơn kể từ khi bắt đầu bổ sung vitamin trước khi sinh, đó có thể là tác dụng phụ của việc này. Tùy thuộc vào cách cơ thể bạn xử lý vitamin E hoặc K, những chất có liên quan đến phản ứng đông máu của cơ thể, bạn thực sự có thể dễ bị bầm tím hơn.
Sữa mẹ là dưỡng chất rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Vì vậy, sau khi sinh con, bà mẹ nào cũng muốn cho con được bú sữa mẹ hoàn toàn. Các bà mẹ cho con bú nên ăn gì để tăng cường dưỡng chất cho sữa mà vẫn tốt cho sức khỏe?
Cuốn sách Ăn gì, khi nào của các tác giả Michael Crupain, Michael Roizen, Ted Spiker khám phá điểm giao thoa giữa “ăn cái gì” và “ăn khi nào”, phân tích tỉ mỉ cách thức những thực phẩm lành mạnh nhất tương tác với cơ thể bạn tùy thuộc vào thời điểm bạn ăn chúng, từ đó đưa ra một kế hoạch chi tiết giúp bạn có phương án ăn uống tối ưu mỗi ngày.