Nước mía trở thành "cứu tinh" khi:
Theo lương y Bùi Hồng Minh, Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, nước mía có vị ngọt, tính bình, bổ dưỡng cho cơ thể. Vào mùa hè thứ nước này có tác dụng giải nhiệt hoặc cũng có thể dùng để chữa cảm nắng. Khi bị tụt huyết áp, nhờ chứa nhiều đường, nước mía thành cứu tinh cho người bệnh. |
Nước mía tối kỵ với đối tượng nào?
Thạc sĩ, bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi, nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện 198, cho biết bản chất nước mía rất ngọt, nhiều đường. Đường đi vào cơ thể, chuyển thành glucose, chuyển hóa vào máu, làm tăng lượng đường trong máu. Nước mía tối kỵ với những người thừa cân, béo phì, đặc biệt người bệnh tiểu đường. |
Phụ nữ mang thai có được uống nước mía?
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, Phó viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể uống nước mía. Tuy nhiên, bạn không nên uống quá nhiều nước mía một lần, hạn chế uống vào buổi tối và buổi sáng sớm vì có thể làm lạnh bụng, gây khó chịu. |
Bà bầu uống nhiều nước mía có thể tăng nguy cơ:
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, bà bầu uống quá nhiều nước mía, đặc biệt uống thay nước lọc có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ. |
Làm gì để nước mía luôn đảm bảo an toàn, không nhiễm khuẩn?
Bạn nên ước lượng, uống bao nhiêu ép nước bấy nhiêu, không nên bảo quản lượng nước dư trong tủ lạnh. Đây là loại nước có lượng đường cao, dễ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, có thể gây rối loạn tiêu hóa. |
Sai lầm khi uống nước mía có thể gây bệnh:
PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh cho hay đi ngoài trời nắng nóng không nên uống ngay nước mía quá lạnh vì dễ bị bệnh viêm họng, cảm cúm, sốt. |
Nước mía mua ngoài đường tiểm ẩn nguy cơ nhiễm loại vi khuẩn?
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết các quán nước mía đều nằm ở lề đường, vận chuyển thân mía trên đường phố nhiều bụi bẩn, quy trình làm cũng khá đơn giản, khó có thể đảm bảo về độ "siêu sạch" như quảng cáo. Thực tế, nguy cơ nhiễm khuẩn, vi sinh vật, khuẩn E.Coli gây tả trong nước mía rất cao. |