Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khi phim Hollywood hút khách theo phong cách Trung Hoa

Chiến hạm (Battleship) – bộ phim bom tấn của Hollywood được công chiếu thời gian gần đây đã thu hút đông đảo người xem Trung Quốc. Không ít người xem nhận ra rằng, tình tiết trong phim sử dụng rất nhiều trong “Binh pháp Tôn tử”.

Khi phim Hollywood hút khách theo phong cách Trung Hoa

Chiến hạm (Battleship) – bộ phim bom tấn của Hollywood được công chiếu thời gian gần đây đã thu hút đông đảo người xem Trung Quốc. Không ít người xem nhận ra rằng, tình tiết trong phim sử dụng rất nhiều trong “Binh pháp Tôn tử”.

>>Poster phim Hàn ‘nhái bén’ Hollywood
>>'Nhặt sạn' cho phim bom tấn Hollywood
>>Phim Tây, phim Ta 'loạn' bom tấn

Chính đạo diễn bộ phim này – ông Peter Berg - cho hay, ông không chỉ thích “Binh pháp Tôn tử” mà còn vận dụng những tư tưởng của cuốn sách này vào bộ phim của mình.

Cũng như vậy, với loạt phim Iron Man, nhà sản xuất bộ phim đã kiếm được một lớn lời lớn khi công chiếu phim tại Trung Quốc. Họ đang xem xét việc sẽ tiếp tục đưa Iron Man 3 thâm nhập thị trường rộng lớn với việc úp mở chuyện sẽ mời Phạm Băng Băng – cô đào Trung Quốc đình đám tham dự vào phần mới nhất của phim. Điều này đã lôi cuốn sự quan tâm lớn của khán giả ở đất nước tỷ dân này. Vài ngày trước, một thông tin cho hay, Iron Man không chỉ hợp tác với một công ty Trung Quốc quay một số phân cảnh ở đây, mà còn quy tụ được một dàn những diễn viên hàng đầu của Trung Quốc, ngoài cái tên Phạm Băng Băng còn là hành loạt những tài tử hành động đình đám khác.

Poster Iron Man Trung Quốc.

Xét qua một lượt những bom tấn của Hollywood trong năm nay, không ít phim đan xen những tình tiết mang phong cách Trung Quốc, từ Kungfu Panda, 2012 đến các siêu bom tấn như Avartar, Transformers… Có lẽ chính vì vậy mà doanh thu phòng vé của những bộ phim này tại Trung Quốc đều đạt mức cao đáng kể.

Vậy tại sao những yếu tố mang phong cách Trung Quốc lại trở thành những điểm thu hút khán giả trong các bộ phim Hollywood gần đây? Phải chăng chúng thực sự đã trở thành bảo bối hút tiền cho các bộ phim bom tấn của nước ngoài? Nhưng theo kết quả của chuỗi phỏng vấn ngắn các nhà làm điện ảnh Trung Quốc, kết quả cho thấy việc các bộ phim nước ngoài chú trọng tới yếu tố Trung Quốc trong phim là sự thật hiển nhiên. Nhưng hiện nay, việc vận dụng những yếu tố đó trong phim vẫn còn tương đối hạn chế, và nông, thậm chí có thể nói chỉ mang tính hài hước, vui nhộn, chưa chạm vào chiều sâu bản sắc văn hóa.

Battleship - bộ phim lấy tinh thần của Binh pháp Tôn tử.

Hãy cùng nhìn lại xem thương hiệu mang tên “bản sắc Trung Quốc” đã được các nhà làm phim nước ngoài sử dụng như thế nào để tiếp cận gần hơn nữa với đông đảo khán giả Trung Quốc nói riêng và công chúng châu Á nói chung.

Thứ nhất: Lấy bối cảnh ở Trung Quốc

Chiêu thức này được áp dụng khá lâu trong nhiều bộ phim của Hollywood, có thể nói, thời kỳ đầu khi Hollywood bắt đầu bước chân vào thị trường Trung Quốc, họ đã sử dụng phương pháp này. Trong Nhiệm vụ bất khả thi 3, thành phố Thượng Hải hiện đại đã lần đầu tiên lên màn ảnh của Hollywood, nhân vật chính Ethan Hunt trải qua một trận chiến sinh tử tại khu Tây Đường, Triết Giang. Star war: Episop III (Chiến tranh giữa các vì sao 3), Fantastic four (Bộ tứ siêu đẳng), The painted Veil (Con người thật sự) đều sử dụng hàng loạt cảnh sông núi của Quế Lâm; hay vẻ đẹp đêm thơ mộng của cảng Victoria Hong Kong đã được Batman chuyển hóa và thể hiện rõ nét.

Cùng với hàng loạt cảnh quay được người Trung Quốc thừa nhận, cách áp dụng này của Hollywood ngày càng được sử dụng rộng rãi, và đều sự tính toán. Những bộ phim này không chỉ dừng lại tại một vài cảnh quay ngắn trong phim mà có khi là cả một bối cảnh câu chuyện, địa điểm quay phim đều được chuyển sang Trung Quốc thực hiện.  Lara Croft: Tomb raider 3 (Bí mật ngôi mộ cổ 3) đã phải chuyển toàn bộ bối cảnh sang Trung Quốc.

Hay như cuộc chiến mở màn trong Transfomer 2 cũng được thực hiện tại Thượng Hải; The Forbidden kingdom (Vua Kungfu) không chỉ có sự xuất hiện của cả hai diễn viên gạo cội của Trung Quốc là Thành Long và Lý Liên Kiệt, mà cảnh quay của bộ phim đều được thực hiện ở các thành phố của Trung Quốc như Quế Lâm, Hoàng Điện, Đôn Hoàng, Vũ Di Sơn. Sắp tới, Đứa con của Hoàng Thạch sẽ được quay ở Thượng Hải, Hoàng Điện, Hồ Bắc.

 

Chiêu thức này được vận dụng một cách rõ nét nhất trong phim 2012, khu vực Tây Tạng trở thành nơi mong muốn đến cuối cùng của nhân loại, quang cảnh không chỉ thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên của Trung Quốc, mà còn nhấn mạnh vị trí của Trung Quốc, càng thu hút sự quan tâm của người xem.

Thứ hai: Dùng diễn viên Trung Quốc

Đây được coi là một kiểu chiêu thức được dùng khá phổ biến trong phim ảnh của Hollywood trong thời gian gần đây, đặc biệt là mời được các diễn viên nữ tham gia. Cách đây nhiều năm trước, Củng Lợi, Trương Tử Di, Dương Tử Quỳnh đều thu hút được sự quan tâm của hàng loạt nhà sản xuất phim Hollywood. Có thể kể đến Miami Vice (Chuyên án Miami) với sự tham gia của Củng Lợi cùng Collin Farrell, Jamie Foxx; Chương Tử Di với Rush Hour 2 (Giờ cao điểm 2); bộ ba Củng Lợi, Chương Tử Di, Dương Tử Quỳnh trong Hồi ức một Geisha; và nổi tiếng nhất là Vua Kungfu với sự góp mặt của tứ trụ Thành Long, Lý Liên Kiệt, Lưu Diệc Phi, Lý Băng Băng.

Hai năm gần đây, tần suất xuất hiện trên phim Hollywood của các khuôn mặt quen thuộc làng điện ảnh Trung Quốc ngày càng nhiều. Từ năm ngoái đến nay, bộ phim viễn tưởng của Hollywood Looper với sự góp mặt của Hứa Tình thu hút sự chú ý của người xem. Cô vào vai vợ của diễn viên nam chính do Bruce Willis thủ vai. 

Một phim viễn tưởng khác với sự tham gia của Củng Lợi là Cloud Atlas với dàn sao của Hollywood như Tom Hanks, Natalie Portman, Halle Berry; gần đây Lý Băng Băng vừa công bố việc cô nhận được lời mời chính thức của nhà sản xuất phim Resident Evil 5. Một thông tin gần đây cho biết, Phạm Băng Băng có thể sẽ góp mặt trong Iron Man 3. Như vậy, đang ngày càng nhiều diễn viên Trung Quốc tham gia các bộ phim Hollywood.

 

Thứ ba: Đan cài những yếu tố của văn hóa Trung Quốc

Sự khác biệt giữa văn hóa phương Đông và phương Tây làm cho việc vận dụng văn hóa vùng miền khác vào phim là điều không dễ dàng, vì vậy không phải bộ phim bom tấn nào của Hollywood cũng dũng cảm vận dụng chiêu thức này, tuy nhiên đối với các phim Holllywood, văn hóa Trung Quốc luôn gây trí tò mò, tạo nguồn cảm hứng lớn cho các nhà làm phim để rồi họ khó lòng bỏ qua chiêu thức này.

Được biết, Vua Kungfu lấy nguồn cảm hứng từ Tây Du ký, bộ phim kể về thiếu niên người Mỹ đam mê kungfu Trung Quốc và sùng bái người hùng Lý Tiểu Long. Cậu tìm đến Trung Quốc với một mục đích lưu giữ lại câu chuyện về Tôn Ngộ Không.  Đạo diễn Rob Minkoff kết nối bộ phim của mình với Tứ Đại danh tác của Trung Quốc, mà không mấy quan tâm đến việc mình hiểu nó đến mức nào.

Xác ướp Ai Cập 3 cũng là một bộ phim như vậy. Điều hành sản xuất Bob Ducsay cho hay, Xác ướp trở lại phát hành năm 2001 thu được doanh số phòng vé khổng lồ, nhưng khi làm tiếp phần mới, ông đã rất băn khoăn nội dung khai thác như thế nào để đạt được hiệu quả như vậy, rồi đến một ngày khi ông nghe câu chuyện về bức tượng lính trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, ông đã nhanh chóng chớp lấy cảm hứng này để xây dựng bộ phim của mình, và kết quả đúng như ông mong đợi.

 

Văn hóa Trung Quốc vận dụng sâu sắc nhất trong các bộ phim của Hollywood phải kể đến Kungfu Panda 2. Khi bộ phim được công chiếu tại Trung Quốc, khán giả Trung Quốc hồ hởi chào đón, tuy nhiên không ít người tỏ ra chán nản, thất vọng, vì những chi tiết mang màu sắc Trung Quốc đã bị nhà sản xuất biến hóa trở thành những chi tiết gây cười.

Thứ tư: Trung Quốc cũng làm sản xuất

Đây kỳ thực là việc Trung Quốc tham gia hợp tác quay phim với các nhà sản xuất Hollywood. Hình thức hợp tác như thế này dã có từ nhiều năm trước, nhưng các hạng mục chính trong phim vẫn do người Mỹ đảm trách, còn phía Trung Quốc vẫn khó lòng góp mặt vào được các khâu chính trong quá trình sản xuất phim.

Cách đây không lâu, tập đoàn truyền thông, giải trí DMG Trung Quốc đã công bố thông tin: Tập đoàn này đã cùng hợp tác với Walt Disney Mỹ chi trả gần 1 tỷ USD phát hành loạt phim bom tấn Iron Man trên khắp các thị trường phim ảnh thế giới. Việc làm này đã giúp tạo nên dấu ấn cho Trung Quốc đối với điện ảnh Mỹ hiện nay. Hai công ty hiện nay đã thiết lập mối quan hệ đối tác toàn cầu, và đang lên kế hoạch cùng khởi quay lần 3 của bộ phim này. Được biết, Iron Man 3 là bộ phim bom tấn đầu tiên chính thức có sự hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong bộ phim này, DMG sẽ hoàn toàn tham gia vào các khâu đầu của bộ phim như lên kế hoạch, tiền vốn, kịch bản, chọn diễn viên, quay phim, PR phim, phát hành, v.v…

Xác ướp Ai Cập 3 - bối cảnh, diễn viên và câu chuyện mang nhiều yếu tố Trung Hoa.

Chuyên gia trong giới điện ảnh nói gì về việc này:

Phó Hội trưởng Hội điện ảnh Giang Tô, Trương Vĩnh Vĩ, khi được hỏi vì sao các tình tiết mang màu sắc Trung Quốc ngày càng được sử dụng nhiều trong phim của Mỹ đã cho biết: “Đầu tiên là do trong những năm gần đây, thị trường điện ảnh Trung Quốc phát triển với tốc độ cao.

Các bộ phim bom tấn trên thị trường Bắc Mỹ trình chiếu tại Trung Quốc như Avatar, Transfomer đều đạt doanh thu phòng vé đứng thứ hai thế giới, vì vậy những nhà làm phim không thể làm ngơ trước thông tin này. Vì vậy, một điều dễ hiểu rằng, họ sẽ cố gắng đưa vào phim mình những tình tiết có màu sắc của Trung Quốc, nhằm tăng khả năng thâm nhập thị trường tỷ dân này.

Thứ hai là nền kinh tế Trung Quốc hiện cũng đang tăng mạnh, sự ảnh hưởng của Trung Quốc trên nhiều phương diện cũng ngày càng tăng mạnh, trong đó không thể không kể đến nền văn hóa lịch sử lâu đời của Trung Quốc – điều mà luôn cuốn hút đối với bất kỳ đất nước nào ở phương tây. Thêm vào đó, việc hình ảnh của Trung Quốc xuất hiện trong phim ảnh của Mỹ cũng là một câu chuyện có từ lâu nay, và đã có một cơ sở nhất định, vì vậy hiện nay tạo thành một trào lưu phim Mỹ sử dụng hình ảnh Trung Quốc là một điều dễ hiểu.

Một trong những chuyên gia bình luận về phim ảnh – ông Tất Thành Công cho biết, hai năm gần đây, các phim Hollywood thực sự ngày càng coi trọng thị trường Trung Quốc. Họ đã nhận được sự quan tâm, ưu ái của người dân nơi đây bằng nhiều cách, cách này hay cách khác ví dụ như chọn bối cảnh ở Trung Quốc, mời các diễn viên Trung Quốc tham gia vào dàn diễn viên diễn xuất, v.v… Tuy nhiên, nếu để nói rằng, hình ảnh mang màu sắc Trung Quốc trên phim Mỹ là nam châm hút tiền về cho các nhà sản xuất, thì có lẽ điều này cần phải xem xét kỹ lưỡng. Thực tế đúng là cho thấy rất nhiều phim Mỹ coi trọng thị trường ở Trung Quốc, và cũng thu hút rất nhiều sự quan tâm của khán giả Trung Quốc, nhưng nếu nói rằng chính những yếu tố Trung Quốc trên phim tạo nên thành công của các phòng vé, thì đó quả là một kết luận vội vàng.

Yếu tố Trung Quốc xuất hiện trên phim Mỹ ở bình diện thấp sẽ không thể có chỗ đứng lâu dài

Ông Trương Vĩnh Vĩ cho hay, những thứ được gọi là yếu tố mang màu sắc Trung Quốc nếu chỉ xuất hiện ở bình diện thấp trên phim, như lấy cảnh quay, lựa chọn vài ba diễn viên Trung Quốc vào phim, thì đây vẫn chưa được coi là cách thức hay nhằm quảng bá hình ảnh Trung Quốc trên phim ảnh. Theo tôi, Trung Quốc cần đưa được hình ảnh vào diện tầng về văn hóa, như khai thác ở phương diện phong tục tập quán, nội hàm tinh thần, mà cái này hiện nay vẫn còn làm chưa tốt.

Cảnh báo với những người làm phim tại nội địa Trung Quốc

Khi hình ảnh của Trung Quốc được đưa lên màn ảnh của điện ảnh, tất nhiên không ít người Trung Quốc sẽ tỏ ra háo hức với phim, tuy nhiên, với phim Kungfu panda 2, không ít người Trung Quốc phải thở dài, thở ngắn với “những cái được gọi là Trung Quốc”. Tại sao Trung Quốc không thể làm bộ phim của riêng mình, để giới thiệu, tôn vinh hình ảnh đất nước của họ?

Ông Trương Vĩnh Vĩ cho hay, hiện tại, thị trường điện ảnh Trung Quốc ít nhiều trở nên áp đảo. Nhiều người ồ ạt đi làm phim mà họ không tính đến, không nghĩ đến việc người Trung Quốc thích xem gì. Không ít phim Trung Quốc hiện nay đang bị xu hướng trình chiếu ngoài rạp như “một đi không trở lại”, vì không lôi cuốn được người xem, ngày khởi chiếu cũng có khi là ngày cuối cùng. Xét cho cùng, đó là lòng tin đặt vào điện ảnh không đủ lớn.

Ông Tất Thành Công cũng cho biết thêm, cùng với đợt khởi quay của Iron Man 3, mô hình hợp tác quay phim giữa hai nước Mỹ - Trung sẽ là một chiếc cầu khá tốt nhằm giới thiệu và đưa hình ảnh của Trung Quốc lên phim.

Theo Thế giới điện ảnh

Theo Thế giới điện ảnh

Bạn có thể quan tâm