Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

'Khi ta 25' - bộ phim nhạt nhẽo, đáng quên của Lê Dương Bảo Lâm, Midu

"Khi ta hai lăm" có sự xuất hiện của dàn diễn viên đa dạng. Tuy nhiên, nội dung phim nghèo nàn, hỗn loạn, diễn xuất cũng khó lòng thuyết phục người xem.

review Khi ta hai lam anh 1

Genre: Hài, Tâm Lý, Tình cảm
Director: Luk Vân
Cast: Midu, Phú Thịnh, Lê Dương Bảo Lâm, Lãnh Thanh, Him Phạm, Hoàng, Otis Nhật Trường, Tạ Hoàng Long, NSƯT Hữu Châu, Tú Vi, Nam Thư,...
Rating: 3,5/10

* Lưu ý: Bài viết tiết lộ một phần nội dung phim

Ra mắt cùng thời điểm với Siêu lừa gặp siêu lầy của đạo diễn Võ Thanh Hòa, Khi ta hai lăm không thu hút được sự chú ý của nhiều khán giả. Bộ phim tâm lý/tình cảm do Luk Vân cầm trịch. Trước đó, cô từng có kinh nghiệm đạo diễn một vài dự án, chẳng hạn 4 năm hai chàng một tình yêu, Hà Nội em yêu anh hay Full house,.…

Lần trở lại này, sự non tay và hụt hơi lộ rõ trong phong cách làm phim của nữ đạo diễn trẻ. Khi ta hai lăm vướng vào cái bẫy ồn ào, hỗn loạn. Diễn xuất của dàn cast quá gượng gạo trong một kịch bản nhảm, thiếu chặt chẽ.

Cốt truyện nhạt nhẽo, lỏng lẻo

Khi ta hai lăm kể câu chuyện xoay quanh Tuệ Lâm (Midu), quản lý của band nhạc nam đình đám The Air. Bất ngờ, talent Anh Khang – giọng ca chính qua đời khiến tương lai cả nhóm rơi vào bế tắc. Những kế hoạch ấp ủ bấy lâu của Tuệ Lâm cùng band nhạc đành phải gác lại. Đương lúc chán nản, cô bị cử sang Hàn Quốc làm việc. Các thành viên cũng chấp nhận rã nhóm, tìm kế mưu sinh tự do.

Ngày trở về nước, Tuệ Lâm nhận ra mình đã bị Giám đốc lừa. Cô rủ người bạn thân Mạnh Hùng (Lê Dương Bảo Lâm) nghỉ việc, cùng nhau gây dựng công ty giải trí mới. Cả hai tìm cách triệu tập các thành viên The Air năm xưa, với ý định hồi sinh tên tuổi của họ. Đồng thời, cô tuyển thêm talent mới – Thiên Bảo (Phú Thịnh), thay thế cho vị trí của Anh Khang.

review Khi ta hai lam anh 2

Dàn diễn viên trẻ vào vai các thành viên band nhạc The Air.

Điểm trừ lớn nhất của Khi ta hai lăm là phần kịch bản còn quá nông, không có sức nặng. Thậm chí, phim không khác web drama hay sitcom nhảm đăng tải trên mạng. Bỏ qua các nguyên tắc logic cơ bản, chuyện phim đầy lỗ hổng, hời hợt và nhàm chán. Tới mức, khán giả có cảm giác đây là một bản tổng hợp vụng về của những thước phim chưa được biên tập kỹ càng.

Chưa kể, phong cách làm phim của Luk Vân mang nặng tính sắp đặt. Mỗi tình tiết, sự kiện hay nhân vật đều xuất hiện và tạo phản ứng khiên cưỡng. Nhiều vấn đề được đặt ra, nhưng hầu hết đều “chết đuối” trong dòng chảy hỗn loạn của chuỗi sự kiện. Để rồi, mạch phim rời rạc vì thiếu tính kết nối, buộc đạo diễn phải sử dụng cách kể chắp vá, lỗi thời.

Nhân vật không phải chìa khóa giải mã tác phẩm

Khó có thể coi Khi ta hai lăm là một dự án điện ảnh hoàn thiện. Bởi, nó không đảm bảo các yếu tố về hồi cùng hệ thống nhân vật, mâu thuẫn và số điểm chuyển. Đặc biệt, dù làm một tác phẩm tâm lý, việc khám phá nhân vật lại không phải lựa chọn ưu tiên của Luk Vân.

Phim khiến người xem ngợp trước số lượng tuyến nhân vật. Nhưng, hầu hết chỉ “xuất hiện” rồi nhanh chóng “biến mất” trước khi người xem kịp nhớ mặt thuộc tên. Dẫu biết chỉ là làm nền, sự góp mặt của những cái tên như Tiko Tiến Công, á hậu Thủy Tiên, Ngô Kiến Huy, Nam Thư, Đỗ Nhật Hà,... vẫn tỏ ra thừa thãi, không đóng góp nhiều ý nghĩa.

Thậm chí, ngay cả hệ thống nhân vật chính cũng chưa được tạo hình rõ nét. Mâu thuẫn giữa các tuyến còn khá nham nhở, không có sức nặng, đóng góp cho sự phát triển lũy tiến của từng hồi. Chính vì thế, chúng không tạo ra giá trị đáng kể về mặt cảm xúc, không khơi gợi được đồng cảm nơi khán giả.

Bởi cách phân bổ thiếu hợp lý, biên kịch gặp khó khăn trong việc phát triển nhân vật. Midu hay Lê Dương Bảo Lâm nhập nhằng trong mối quan hệ xây dựng nửa vời, thiếu chất kết nối. Nửa già phim trôi qua, người xem vẫn chưa hiểu nổi đâu là câu chuyện đạo diễn muốn kể: chuyện tình Mạnh Hùng và Tuệ Lâm, mâu thuẫn nội bộ band nhạc, cuộc tranh đấu trong showbiz hay hành trình theo đuổi ước mơ của những cô cậu ở độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời,...

review Khi ta hai lam anh 3

Bảo Lâm và Midu chưa thể "gặp nhau" trên màn ảnh rộng.

Sở dĩ, Khi ta hai lăm thiếu sức nặng vì “thừa nhân vật” nhưng “thiếu chiều sâu”. Thành công của một bộ phim tâm lý phải là khi ngòi bút biên kịch hóa lưỡi dao phẫu thuật, mổ xẻ tới từng đơn vị xúc cảm nội tâm. Và rõ ràng Luk Vân không làm được điều này. Trong tác phẩm của cô, tâm lý vai diễn không được phẫu thuật triệt để. Thành thử, diễn viên ít đất thể hiện ngoài việc... khoe ngoại hình.

Cá biệt, họ phải mượn thoại để kể chuyện. Bởi, tình tiết và hình ảnh phim còn quá đơn biến, thô sơ. Đó giờ, kể từ Virus cuồng loạn, phim Việt mới xuất hiện một dự án nghèo nàn nội dung nhưng thoại ồn ào, sáo rỗng đến thế.

Lê Dương Bảo Lâm im lặng là sai lầm

Hiếm khi nào, khán giả lại được chứng kiến một phiên bản Lê Dương Bảo Lâm “trầm mặc” như vậy. Trước đây, anh xuất hiện trong một vài dự án chủ yếu để chọc cười người xem. Lần đầu vào vai ít nói, nam diễn viên phải học cách biểu đạt bằng mắt thay vì thoại. Người ta vẫn thấy một Bảo Lâm giàu cảm xúc, dù chưa thực sự tròn vai. Nét diễn vui nhộn đã gắn liền với gương mặt của diễn viên hài. Thành thử, cách anh thể hiện một Mạnh Hùng đầy nội tâm chưa đạt, chưa “đúng”.

Không phủ nhận cố gắng trải nghiệm và biến hóa của Lê Dương Bảo Lâm. Dẫu vậy, việc anh nhận vai kiệm ngôn dường như là một sai lầm. Bởi, cái khán giả cần là một Bảo Lâm mau miệng để “cứu vớt” Khi ta hai lăm nhạt nhẽo.

review Khi ta hai lam anh 4

Hình ảnh Lê Dương Bảo Lâm trầm mặc lạ lẫm trong Khi ta hai lăm.

Bạn diễn của anh - Midu, dù có kinh nghiệm tham gia nhiều phim nhưng diễn vẫn dở. Vào vai quản lý Tuệ Lâm, màn thể hiện của người đẹp tỏ ra nhạt nhòa và gượng gạo. Cô thất bại trong việc thể hiện đa dạng sắc thái nhân vật, trong khi thoại “như trả bài”. Ngoài việc gắng gượng tỏ ra là quản lý quyền lực, cách Midu thể hiện cảm xúc buồn hay khóc đều dễ khiến người xem mệt mỏi.

Rõ ràng, Midu và Bảo Lâm chưa thành công tạo được “chemistry” trên màn ảnh rộng. Cả hai thiếu tương tác, càng không thể “tạo hint” gây phản ứng với khán giả. Các diễn viên còn lại cũng vào vai một cách non nớt. Bởi không có đóng góp đáng kể cho cốt truyện, màn xuất hiện của họ nhạt nhòa tới tội nghiệp. Band nhạc The Air, vốn là trung tâm, nhiều phen lại hóa dư thừa, không cần thiết. Bởi dưới màn thể hiện của dàn diễn viên trẻ, The Air không đặc biệt, cũng khó lòng thuyết phục được người xem.

Khi ta hai lăm thực sự là bộ phim đáng quên của Lê Dương Bảo Lâm và Midu.

Tủ sách Điện ảnh - Truyền hình giới thiệu những cuốn sách hay và mới nhất về nền công nghiệp điện ảnh, công nghệ truyền hình của Việt Nam cũng như thế giới. Ngoài ra, tủ sách còn giới thiệu các tác phẩm đáng đọc về các bộ phim, diễn viên, MC... nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới.

Brendan Fraser chết hụt khi đóng 'Xác ướp Ai Cập'

Trong lúc ghi hình bộ phim, nam diễn viên bị thòng lọng siết cổ tới ngạt thở và bất tỉnh.

Điểm đáng ngờ tại hiện trường cái chết của ngôi sao Aaron Carter

Jane Carter cho rằng con trai chết vì bị hãm hại chứ không phải do thuốc. Để chứng minh điều này, bà công khai những bức ảnh hiện trường nơi thi thể anh được phát hiện.

Tống Khang

Ảnh: Lotte

Bạn có thể quan tâm