Những ngày này, người hâm mộ rất dễ bắt gặp hình ảnh các VĐV với nhiều vết bầm tím trên cơ thể khi tranh tài Olympic. Vết tích đó xuất hiện ở lưng, vai và ngực của VĐV.
|
Theo tìm hiểu của Daily Mail, vết tích đó xuất phát từ liệu pháp giác hơi. Nguyên lý chữa bệnh bằng giác hơi là dùng lửa đốt vào lòng ống giác cho cháy hết không khí, sau đó úp nhanh vào các bộ phận, huyệt vị trên cơ thể.
|
Tác dụng của nhiệt, sức hút chân không sẽ tạo nên phản ứng xung huyết tại chỗ, có tác dụng chữa bệnh
|
Với các VĐV của đoàn thể thao Mỹ, giác hơi là bí kíp giúp họ giảm bớt những cơn đau. Mới đây, ngôi sao bơi lội Michael Phelps (ảnh) đã sử dụng liệu pháp này tại Olympic.
|
Tiếng đồn lan xa, nhiều VĐV Mỹ bắt đầu rủ nhau đi giác hơi. Không chỉ có Phelpls, VĐV môn thể dục dụng cụ Alex Naddour cũng dùng liệu pháp giác hơi trước khi thi đấu.
|
Theo Alex Naddour, cơ thể của anh không còn chịu những tổn thương từ việc tập luyện sau khi giác hơi. Vậy là VĐV TDDC người Mỹ bắt đầu nghiện liệu pháp này.
|
Trong khi đó, kình ngư Pavel Sankovich người Belarus cũng rất chịu giác hơi. Trên Instagram của mình, Pavel Sankovich không ngần ngại khoe công thức giúp bản thân phục hồi thể lực nhanh chóng, khi đăng tấm hình đôi đang được giác hơi.
|
Pavel Sankovich rất thích thú với phương pháp này. Anh chia sẻ: "Giác hơi tạo cho tôi cảm giác thoải mái. Đây là công cụ hồi phục thể lực tuyệt vời".
|
Trước đó, cựu kình ngư Natalie Coughlin cũng tâm đắc với liệu pháp giác hơi.
|
Theo giải thích của trang Wyff4, giác hơi là liệu pháp được dùng từ thời Hy Lạp và Ai Cập cổ đại. Đây cũng là một trong những phương pháp điều trị truyền thống của y học Trung Hoa và có lịch sử 2000 năm. Gần đây, giác hơi thường được dùng để chữa trị những cơn đau nhức, theo các chuyên gia.
|
Tại Olympic, giác hơi giờ đang trở thành trào lưu mới. Do các VĐV phải tự tìm cho mình liệu pháp hỗ trợ thi đấu, vì vậy, họ sẵn sàng thử nhiều cách để giảm đau hoặc mau chóng hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, nghiên cứu đăng trên tạp chí "The Physician and Sportsmedicine" lại chỉ ra, liệu pháp giác hơi chỉ có thể làm giảm cơn đau ngắn hạn. Thế nhưng, chừng đó cũng đủ với các VĐV tranh tài ở Olympic, nơi họ phải chinh chiến nhiều ngày liên tục.
|