Một phần mảnh vỡ tàu Titan được trục vớt. Ảnh: AP. |
Để hoàn thành công việc, nhóm tìm kiếm của Pelagic sử dụng phương tiện lặn điều khiển từ xa có tên Odysseus. Thiết bị này được tàu vận tải Horizon Artic thả thẳng xuống đáy biển bằng ròng rọc hôm 22/6. Toàn bộ quá trình này kéo dài khoảng 90 phút, theo AP.
Ngay khi bắt đầu hoạt động dưới đáy biển, camera độ phân giải cao trên Odysseus đã gửi về hình ảnh cho thấy những mảnh vỡ và phần còn sót lại của tàu Titan. Khi đó, đội tìm kiếm nhận ra không còn cơ hội để giải cứu những người có mặt trên tàu Titan.
Các mảnh vỡ tàu Titan nằm ở độ sâu hơn 3.800 m. Vị trí các mảnh vỡ nằm cách xác tàu Titanic khoảng gần 500 m.
Điều tra các mảnh vỡ là một phần không thể thiếu của cuộc điều tra toàn diện nguyên nhân tàu Titan phát nổ khi trên đường thám hiểm xác tàu Titanic. Lực lượng tuần duyên Mỹ cho biết họ đã thu thập được một số thi thể người từ nơi có các mảnh vỡ tàu Titan.
"Đây là một chiến dịch rất phức tạp và tiềm ẩn nguy hiểm. Thật đáng buồn khi nỗ lực giải cứu biến thành hoạt động trục vớt", Edward Cassano, thành viên nhóm tìm kiếm của Pelagic, cho biết.
Sau khi tìm thấy xác tàu, nhóm tìm kiếm của Pelagic tiếp tục các hoạt động trong vòng 24 giờ. Robot được sử dụng để trục vớt những mảnh vỡ nặng nhất từ dưới đại dương.
Trước Pelagic, một nhóm tìm kiếm từ tàu Deep Energy cũng triển khai tàu lặn để tiếp cận xác tàu Titan. Tuy nhiên, nỗ lực này thất bại bởi tàu lặn của Deep Energy chỉ xuống được độ sâu 2.700 m.
Học kỹ năng sống từ những cuốn cẩm nang sinh tồn
Sách “Cẩm nang sinh tồn”, “100 kỹ năng sinh tồn”, “Sống sót” là câu chuyện của những phượt thủ, nhà thám hiểm về cách thoát hiểm và sinh tồn.