Khi đoàn quân giải phóng tiến vào tiếp quản Sài Gòn, chàng trai Nguyễn Đạt khi ấy 19 tuổi đã vác máy ảnh ghi lại nhiều khoảnh khắc quý giá ở thời điểm lịch sử 30/4/1975.
|
41 năm trước, chàng thanh niên Nguyễn Đạt sống cùng gia đình ở đường Trương Minh Giảng (nay là đường Lê Văn Sỹ, quận 3, TP HCM). Sáng 30/4/1975, thấy cảnh lộn xộn gần nhà, ông cảm nhận biến cố đã xảy ra nên lập tức cầm hai chiếc máy ảnh xuống đường ghi lại những khoảnh khắc lịch sử trên đường phố Sài Gòn. |
|
Bức ảnh ông chụp vào khoảng 10h sáng 30/4/1975 khi quân giải phóng hướng từ Hóc Môn tiến vào trung tâm Sài Gòn qua đường Trương Minh Giảng. |
|
Khoảng 11h ngày 30/4/1975 trên đường Trương Minh Giảng, những chiếc xe chở quân giải phóng hướng từ Củ Chi tiến vào trung tâm thành phố.
|
|
Những người lính giải phóng quân ngồi trên xe cam nhông vẫy tay chào người dân Sài Gòn.
|
|
Cùng thời điểm, biệt động thành xuất hiện đồng loạt, quần áo như người dân Sài Gòn nhưng trang bị súng AK và P64
. |
|
Chiếc xe quân sự người miền Nam hay gọi là "Motolova"
xuất hiện tại cổng dinh Độc Lập 12h trưa 30/4/1975. |
|
Sau khi tác nghiệp tại góc đường Trương Minh Giảng, ông Đạt lái xe đi khắp thành phố để ghi lại những khoảnh khắc Sài Gòn ngày đầu tiên thống nhất. Ảnh chụp trên đường Võ Di Nguy (nay là đường Phan Đình Phùng, quận Phú Nhuận) lúc 12h ngày 30/4/1975.
|
|
Ông gặp chiếc xe Jeep chở các phóng viên nước ngoài vào khoảng 12h trưa trên đường Hai Bà Trưng.
|
|
Khoảng 13h ngày 30/4/1975 xe bọc thép M113 rời đi trên đường Chi Lăng, cửa hông Bệnh viện Nguyễn Thái Học, nay là đường Phan Đăng Lưu gần Bệnh viện Ung Bướu.
|
|
Ảnh chụp khoảng 14h chiều 30/4/1975 tại ngã tư Phú Nhuận. Theo mô tả của tác giả bức ảnh, chiếc xe tăng M48 bị bỏ lại trên đường còn đầy đủ súng đạn trên xe, một số thanh niên và trẻ em tò mò leo lên nghịch phá. Trên đường xuất hiện lá cờ giải phóng xanh đỏ ngôi sao vàng gắn trên xe máy của hai người đàn ông đang di chuyển.
|
|
Khoảng 14h chiều 30/4/1975 trước dinh Độc Lập.
|
|
15h ngày 30/4/1975 tại khu vực nhà máy xi măng Hà Tiên (quận Thủ Đức), ngay trạm thu phí xa lộ Hà Nội hiện nay.
|
|
Hình ảnh hai chiến sĩ giải phóng quân với chiếc xe máy cùng người dân Sài Gòn chiều ngày 30/4/1975 tại ngã tư Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ) và Trần Quốc Thảo.
|
|
Các chiến sĩ giải phóng quân di chuyển bằng xe tải trên xa lộ Biên Hòa, đoạn gần ngã tư Thủ Đức vào k
hoảng 15h ngày 30/4/1975.
|
|
Chiếc nón của người lính giải phóng quân ngày 30/4/1975 được chụp tại cầu Thị Nghè.
|
|
Phút thư giãn của bộ đội khi đã làm chủ tình hình Sài Gòn. Ảnh chụp vào khoảng 12h ngày 30/4/1975 ở đoạn đường giao nhau giữa Yên Đỗ (nay là Lý Chí Thắng, quận 3) và Hai Bà Trưng. Tác giả cho biết, tấm ảnh này ông có cảm giác đó là khoảnh khắc tận hưởng cuộc sống hiếm hoi của họ sau một thời gian hy sinh cho một chiến dịch dài. Cơ thể họ toát lên sự mệt mỏi nhưng ánh mắt và nụ cười rất hân hoan.
|
|
Người lính trong ngày 1/5/1975, ảnh chụp tại khu vực cầu Thị Nghè. Tác giả hy vọng những nhân vật xuất hiện trong bộ ảnh nhận được hình ảnh của mình 41 năm trước.
|
|
Nhiếp ảnh gia 60 tuổi cho biết thêm, hôm ấy ông chụp hết hai cuộn phim đen trắng còn lại. Có 72 kiểu nhưng phần lớn ảnh bị hỏng.
|
Lê Quân
Ảnh: Nhiếp ảnh gia Nguyễn Đạt
khoảnh khắc Sài Gòn ngày 30/4/1975
khoảnh khắc lịch sử ngày 30/4/1975
quân giải phóng
nhiếp ảnh gia Nguyễn Đạt