Sử dụng phương pháp chụp ảnh độc đáo bằng nhiều máy ảnh tốc độ cao, nhiếp ảnh gia đạn đạo Kuulapaa phải tinh chỉnh từng chi tiết nhỏ để tạo ra bức ảnh rõ nét, giúp người xem nhìn rõ khoảnh khắc viên đạn lao khỏi nòng súng. Trong ảnh, viên đạn lao khỏi nòng khẩu súng lục ổ quay .44 Magnum. Người ta gọi nó là “khẩu súng lục mạnh nhất thế giới” dù nòng súng rất ngắn. Ảnh: CNA. |
Súng lục ổ quay Smith & Wesson .500 nhả đạn. Đây là một trong những loại súng rất phổ biến trong những thế kỷ 19 và 20. Để chụp những bức ảnh độc đáo, Kuulapaa phải đặt các máy ảnh gần khẩu súng. Rất nhiều máy ảnh và ống kính của Kuulapaa hỏng khi chụp những bức ảnh này. Ảnh: CNA. |
Những bức ảnh của Kuulapaa không phải những tác phẩm nghệ thuật. Dựa vào chúng, các nhà sản xuất vũ khí có thể nghiên cứu đường đạn, giúp vũ khí trở nên chính xác hơn. Đây là khoảnh khắc ngọn lửa bao trùm khẩu Smith & Wesson .500 khi nó khai hỏa. Ảnh: CNA. |
Đạn và khói thoát ra từ nòng khẩu súng trường Colt. Kuulapaa chụp liên tiếp 9 bức hình trong khoảng thời gian chưa tới một giây. Ảnh: CNA. |
Đầu đạn kéo theo đám khói hình giọt nước khi lao ra khỏi nòng súng. Ảnh: CNA. |
Tia lửa – hình thành do thuốc súng cháy – thoát ra khỏi nòng súng sau khi đẩy viên đạn bay ra ngoài. Ảnh: CNA. |
Những máy ảnh chụp liên tiếp một bức ảnh, tạo cảm giác viên đạn đang bay về phía trước. Ảnh: CNA. |
Khẩu súng lục Desert Eagle nhả đạn. Ảnh: CNA. |
Khoảnh khắc viên đạn vừa rời khỏi nòng khẩu súng lục Benelli. Ảnh: CNA. |
Súng lục Glock nhả đạn. Hệ thống phụ trợ khiến khẩu súng lục Glock trở nên khác biệt. Ảnh: CNA. |
Đạn lao khỏi nòng khẩu súng máy AR-15. Nòng súng dài cùng kích thước đạn lớn giúp đầu đạn lao đi với vận tốc 850 m/s. Rất khó để chụp hình viên đạn khi nó vừa lao khỏi nòng khẩu súng này. Ảnh: CNA. |