Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Khối lượng khô và khối lượng ướt vì sao chênh nhau hàng chục kg?

Các hãng xe khi giới thiệu xe thường chỉ đề cập đến khối lượng khô. Một mẫu xe môtô phân khối lớn có sự chênh lệch rất lớn giữa khối lượng khô và khối lượng ướt.

Tôi có tìm hiểu qua các mẫu xe môtô phân khối lớn thì thấy khối lượng xe được chia thành 2 phần là khối lượng khô và khối lượng ướt. Hai khối lượng này có gì khác nhau?

Chí Thanh, 20 tuổi, Quảng Ninh

Văn Hưng, nhân viên kỹ thuật xe máy

Chào bạn, hầu hết hãng xe khi giới thiệu về thông số kỹ thuật của xe thường chỉ đề cập đến khối lượng khô nhằm tạo tâm lý với khách hàng rằng xe có khối lượng nhẹ, dễ sử dụng. Thế nhưng khối lượng khô hoàn toàn vô nghĩa khi bạn vận hành xe.

Khối lượng khô (Dry Weight) chính là khối lượng của xe ngay khi vừa xuất xưởng và không chứa bất kì chất lỏng nào. Chiếc xe hoàn toàn khô ráo, chỉ có khung sườn, động cơ và các chi tiết khác. Lúc này chiếc xe chỉ có thể ngắm nhìn chứ chưa thể sử dụng được.

Để chiếc xe có thể hoạt động, nhà sản xuất sẽ đổ các chất lỏng cần thiết vào như dầu động cơ, dầu thắng, dầu giảm xóc... lúc này khối lượng của xe sẽ nặng hơn ban đầu và được gọi là khối lượng ướt (Wet Weight). 

Tóm lại, khối lượng khô là khối lượng của xe chưa bao gồm các chất lỏng, khối lượng này của một chiếc xe không bao giờ thay đổi. Còn khối lượng ướt của xe có thể thay đổi phụ thuộc vào mức nhiên liệu, lượng dầu nhớt... Xe có khối lượng ướt lớn nhất khi xe được đổ đầy nhiên liệu và dầu nhớt. Chẳng hạn như Ducati 899 có khối lượng khô chỉ 169 kg nhưng khối lượng ướt lên đến 193 kg.

Bạn có thể quan tâm