Trong số này, 28 bị can đã nộp lại số tiền gần 2 tỷ đồng trong tổng số gần 4 tỷ đồng chiếm đoạt của Quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH).
Theo tài liệu điều tra, vào tháng 6/2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và đang mang thai, Phạm Hải Yến (trú tại TP Phủ Lý) buộc phải nghỉ việc và dừng đóng BHXH.
Trong thời gian này, Yến được Phạm Hùng Mạnh - Giám đốc Công ty Havico - khuyên gửi sổ bảo hiểm đến công ty của mình, giả lập hợp đồng lao động để được tiếp tục tham gia đóng BHXH. Với suy nghĩ đơn giản là bỗng nhiên có người giúp đỡ, Yến đã vui vẻ nhận lời.
Cơ quan chức năng lấy lời khai đối tượng Mạnh. Ảnh: Lê Phượng. |
Khác với Yến, Nguyễn Thị Phương Hạnh (trú tại thị xã Duy Tiên) lại là người chủ động liên hệ với Phạm Duy Mạnh để được đóng BHXH.
Như vậy, dù không phải là người lao động của Công ty Havico, không có bất kỳ ngày làm việc chính thức nào, với hồ sơ được hợp thức hóa bằng cách lập hợp đồng lao động, chấm công và khai khống bảng lương, những người này vẫn được tham gia đóng BHXH và được chi trả đầy đủ các chế độ theo quy định của Luật BHXH.
Theo đó, Phạm Hùng Mạnh là kẻ thông đồng, hướng dẫn các bị can nói trên thực hiện hành vi vi phạm.
Tại cơ quan điều tra, Mạnh đã thừa nhận hành vi làm giả hồ sơ cho 37 trường hợp là các phụ nữ mang thai với số tiền mà đơn vị BHXH phải chi trả gần 4 tỷ đồng.
Sách về Pháp luật
Cuốn sách "Công tác thi hành án hình sự thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã" giới thiệu phạm vi nghiên cứu về 3 vấn đề: Thi hành án treo, thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ và áp dụng biện pháp tái hòa nhập cộng đồng tại địa phương. Cuốn sách đánh giá toàn diện cơ sở pháp lý về thi hành án hình sự, trọng tâm là về hình phạt và trách nhiệm của UBND cấp xã.