Việc đầu tiên người bị phơi nhiễm HIV cần làm?
Ông Hoàng Đình Cảnh, Phó cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), cho biết những người nằm trong diện phơi nhiễm HIV dù chưa có điều kiện xét nghiệm vẫn cần uống thuốc ARV càng sớm càng tốt. |
Thuốc ARV giúp ngừa HIV khi uống thời điểm nào?
Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Hải Hà - khoa Nội - Bệnh viện 09 (Hà Nội), cho biết để tránh khả năng dương tính với HIV, bạn nên điều trị phơi nhiễm trong 72 giờ đầu tiên. Nếu quá 72 tiếng sau khi phơi nhiễm, thuốc sẽ không có hiệu quả. |
Bạn có khả năng phơi nhiễm HIV khi ăn phải thực phẩm chứa mầm bệnh?
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hưng, Trưởng khoa Nội, Bệnh viện 09, khẳng định HIV không lây qua đường tiêu hóa. Nếu người ăn, uống có tổn thương vùng miệng việc lây nhiễm cũng không thể xảy ra. |
Uống thuốc ARV mỗi ngày, người bệnh...
Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, một người uống thuốc kháng virus (ARV) hàng ngày theo hướng dẫn của thầy thuốc, đạt được và duy trì tải lượng virus ở mức không phát hiện được, không có nguy cơ lây truyền HIV qua đường tình dục cho bạn tình âm tính. |
Phụ nữ mang thai không thể điều trị phơi nhiễm HIV?
Bác sĩ Hoàng Hải Hà cho biết phụ nữ mang thai vẫn có thể điều trị bình thường. Thực tế, phụ nữ là bệnh nhân HIV vẫn có thể mang thai và sinh con không bị bệnh. Họ cần được điều trị thuốc phơi nhiễm thời kỳ trước, trong khi có thai, thậm chí ngay sau khi sinh. Đứa trẻ được uống thuốc để không bị lây nhiễm. |
Phác đồ điều trị phơi nhiễm HIV kéo dài bao lâu?
Bác sĩ Hà cho hay phác đồ điều trị phơi nhiễm HIV kéo dài một tháng. Sau đó, bệnh nhân được xét nghiệm lại sau 3 và 6 tháng. |
Phát biểu nào sau đây là sai?
Trước đây, mắc HIV được xem là án tử. Hiện nay, thuốc ARV có thể giúp người bệnh sống thêm 50 năm kể từ ngày điều trị. |
Thuốc kháng virus ARV phải điều trị suốt đời?
Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, thuốc kháng virus ARV phải điều trị suốt đời. Ngoài ra, người bệnh phải kết hợp từ 3 thuốc trở lên mới có tác dụng ức chế phát triển virus HIV lâu dài, tránh được hiện tượng kháng lại thuốc. |