Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Không được uống rượu bia khi dùng những loại thuốc này

Nhiều loại thuốc có thể tương tác với rượu, bia, gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nguy hiểm như chảy máu, tổn thương gan.

Nếu đang điều trị bệnh hoặc dùng thuốc, bạn phải tránh uống rượu hoàn toàn. Việc tiêu thụ rượu cùng lúc với sử dụng thuốc có thể gây nguy hiểm và dẫn đến tác dụng phụ nghiêm trọng.

Một số phương pháp điều trị hoặc thuốc không nên kết hợp với rượu, bao gồm:

Thuốc kháng sinh

Một số loại kháng sinh như metronidazole, tinidazole và linezolid, có thể tương tác với rượu. Chúng có thể gây ra các tác dụng phụ khó chịu như buồn nôn, nôn, nhức đầu và đỏ bừng mặt.

Ngoài ra, rượu có thể làm giảm hiệu quả của một số loại kháng sinh như penicillin và tetracycline, bằng cách cản trở khả năng hấp thụ thuốc đúng cách của cơ thể.

Thuốc chống trầm cảm

Trộn rượu với thuốc chống trầm cảm có thể nguy hiểm và dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng như tăng buồn ngủ, chóng mặt và suy giảm khả năng phối hợp.

Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ co giật, tổn thương gan và các biến chứng khác. Các loại thuốc cụ thể không nên kết hợp với rượu bao gồm thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs) và thuốc chống trầm cảm ba vòng.

Uong ruou voi thuoc anh 1

Một số phương pháp điều trị hoặc thuốc không nên kết hợp với rượu. Ảnh: Canberratimes.

Thuốc làm loãng máu

Rượu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu khi dùng chung với thuốc làm loãng máu như warfarin hoặc heparin. Nó cũng làm giảm hiệu quả của các loại thuốc này.

Các loại thuốc khác có thể làm tăng nguy cơ chảy máu khi kết hợp với rượu bao gồm aspirin, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và chống kết tập tiểu cầu như clopidogrel.

Thuốc giảm đau

Kết hợp rượu với thuốc giảm đau như opioids hoặc acetaminophen có thể gây tổn thương gan và tăng nguy cơ quá liều. Rượu cũng có thể làm tăng tác dụng an thần của opioid, dẫn đến mức độ buồn ngủ nguy hiểm và suy giảm khả năng phối hợp. Các loại thuốc giảm đau cụ thể không nên trộn với rượu bao gồm tramadol, oxycodone và hydrocodone.

Hóa trị

Rượu có thể cản trở hiệu quả của hóa trị và làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn và tổn thương gan. Bệnh nhân trải qua hóa trị nên tránh uống rượu để đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất có thể.

Thuốc kháng histamine

Việc kết hợp rượu với thuốc kháng histamine có thể gây buồn ngủ, chóng mặt và suy giảm khả năng phối hợp. Điều này có thể làm tăng nguy cơ té ngã và tai nạn, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Các thuốc kháng histamin cụ thể không nên trộn với rượu bao gồm diphenhydramine và hydroxyzine.

Bài viết do tiến sĩ, dược sĩ Tạ Thanh Sơn (từng học tại Đại học Philipps Marburg; tốt nghiệp tiến sĩ tại Viện công nghệ dược sinh học, Đại học Marburg, CHLB Đức), cung cấp thông tin.

Pha cà phê sai cách dẫn đến thảm họa dinh dưỡng

Nếu bạn là người cuồng cà phê thì không thể bỏ cuốn sách Thánh kinh của những tín đồ cà phê. Trong sách này, tác giả Bob Arnot đã chỉ ra nhiều lợi ích của việc uống cà phê như giảm nguy cơ ung thư, ngừa bệnh tiểu đường, giảm cân... Ngoài ra, để có cốc cà phê thơm ngon và bổ dưỡng, ông còn hướng dẫn cách chọn công cụ pha chế, cách ướp lạnh hạt cà phê, tỷ lệ pha với nước và nhiệt độ thích hợp.

Bệnh viện ở TP.HCM cứu nhiều trẻ nguy kịch do ngạt nước

Trong tháng 4 vừa qua, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) đã tiếp nhận và điều trị thành công 4 trường hợp trẻ ngạt nước.

Tiến sĩ, dược sĩ Tạ Thanh Sơn

Bạn có thể quan tâm