Thung lũng Chết ở bang California (Mỹ) ghi nhận nhiệt độ trung bình tháng 7 đạt mốc 42,5 độ C. Ảnh: The New York Times. |
Thung lũng Chết ở bang California (Mỹ) ghi nhận nhiệt độ trung bình tháng 7 đạt mốc 42,5 độ C. Đây là mức nhiệt độ trung bình tháng cao nhất từng được ghi nhận trong lịch sử khí tượng của Trái Đất, theo Brian Brettschneider, nhà nghiên cứu khí tượng ở Alaska.
Trong khi thung lũng Chết trải qua tháng nóng nhất lịch sử, các khu vực khác cũng thiết lập kỷ lục riêng. Hai ngày 21 và 22/7 đã lần lượt phá kỷ lục ngày nóng nhất lịch sử và 13 tháng gần nhất cũng liên tục lập kỷ lục về nhiệt độ trung bình tháng.
Các nhà khoa học cho biết hiện tượng này có liên quan đến sự nóng lên toàn cầu và khí thải nhà kính.
Kỷ lục tháng 7 nóng nhất lịch sử cũng được thiết lập ở nhiều thành phố lớn của Mỹ, ví dụ như Sacramento, Las Vegas, Portland…
Trong tháng 7 này, mức nhiệt ở thung lũng Chết dao động trong khoảng 43-53,8 độ C. Nhiệt độ trung bình của thung lũng liên tục vượt mốc 51,6 độ C trong 9 ngày 4-12/7. Vào ban đêm, nhiệt độ ở đây cũng hiếm khi thấp hơn 32 độ C.
Nằm trong sa mạc Mojave của California, thung lũng Chết được xem là khu vực nóng nhất Trái Đất vì địa hình và vị trí địa lý của nó. Ảnh: Shutterstock. |
Ngày 6/7, một người phụ nữ đã thiệt mạng vì nhiệt độ cao khi lái môtô chạy qua thung lũng Chết. Ngày 18/7, một người đàn ông khác, may mắn hơn, lại được giải cứu sau khi chịu đựng cái nắng “cháy da cháy thịt” của thung lũng, theo Trung tâm Công viên Quốc gia Mỹ.
Kỷ lục tháng có nhiệt độ cao nhất lịch sử trước đó cũng được ghi nhận vào tháng 7/2018 tại thung lũng Chết. Mức nhiệt trung bình của tháng là 42,2 độ C.
Mức nhiệt cao nhất trong ngày ở thung lũng Chết vào tháng 7 năm nay cũng đạt 53,8 độ C, gần với kỷ lục ngày có nhiệt độ cao nhất 54,4 độ C của ngày 9/7/2021.
Nằm trong sa mạc Mojave của California, thung lũng Chết được xem là khu vực nóng nhất Trái Đất vì địa hình và vị trí địa lý của nó.
Vị trí của cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới
Theo sách Bản đồ thế giới cà phê của James Hoffmann, sản lượng cà phê lớn ở Việt Nam từ thập niên 1990 đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành công nghiệp cà phê toàn cầu. Sản lượng cà phê Việt Nam tăng gấp đôi trong giai đoạn 1996-2000, tác động lớn đến giá cà phê thế giới. Đến nay, Việt Nam vẫn là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Dù vậy, tác giả James Hoffmann cho rằng chất không đi với lượng ở thị trường tiềm năng này.