Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khu vực phía Nam bước vào thời điểm căng thẳng bệnh tay chân miệng

Tính đến ngày 17/6, TP.HCM có 18 trẻ mắc tay chân miệng nặng. Trong đó, 14 trường hợp đang trong tình trạng nguy kịch đang thở máy, một ca phải lọc máu.

Bệnh tay chân miệng thường có 2 mùa cao điểm, kéo dài trong 2 giai đoạn là tháng 4-6 và 9-12. Ảnh: Parenting.

Theo báo cáo của Viện Pasteur TP.HCM, tính đến hết tuần 23 vừa qua (12-18/6), toàn khu vực phía Nam ghi nhận 9.028 ca mắc tay chân miệng. Trong đó, 4 ca tử vong với chẩn đoán tay chân miệng độ 4 và có xét nghiệm Enterovirus 71 (EV71) dương tính.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) ghi nhận số ca mắc tay chân miệng tại thành phố bắt đầu tăng từ tuần thứ 19 và tăng nhanh từ tuần thứ 21 đến nay. Trong 23 tuần đầu năm, số ca mắc tích lũy của thành phố là 2.407 ca; chưa ghi nhận ca tử vong.

Tính từ đầu năm đến nay, TP.HCM có 936 ca tay chân miệng đã điều trị nội trú tại các bệnh viện. Trong đó, 46 ca nặng và đã có 4 trường hợp tử vong (là các bệnh nhi nặng chuyển từ các tỉnh về).

Tổng số nhập viện trong ngày 17/6 là 41 ca. Số bệnh nhân đang điều trị nội trú là 147 ca, tất cả đều là trẻ dưới 6 tuổi. 18 trẻ mắc tay chân miệng nặng đang điều trị tại các khoa hồi sức tích cực của 3 bệnh viện nhi đồng. 14 trường hợp trong số này đang trong tình trạng nguy kịch phải thở máy, một ca lọc máu.

tay chan mieng anh 1

Phòng điều trị bệnh tay chân miệng ở Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM). Ảnh: Linh Thùy.

Nhằm chủ động nguồn lực sẵn sàng cho hệ thống điều trị đáp ứng tình huống số ca mắc tăng cao, Sở Y tế đã xây dựng kế hoạch đảm bảo công tác thu dung, điều trị bệnh tay chân miệng trên địa bàn thành phố theo 3 kịch bản ứng phó với các trường hợp nặng (từ độ 2a trở lên, ước tính chiếm khoảng 10% ca bệnh nội trú).

Tình huống thứ nhất dự kiến xảy ra khi có dưới 50 ca nhập viện mới/ngày, dưới 200 ca đang điều trị nội trú và dưới 20 ca nặng tại các bệnh viện.

Khi số ca nhập viện mới mỗi ngày tăng 50-100 ca, hệ thống y tế phục vụ 200-700 ca đang điều trị nội trú và 20-70 ca chuyển nặng tại các bệnh viện, TP.HCM sẽ chuyển sang tình huống thứ hai.

Lúc này, tổng số giường điều trị tay chân miệng sẽ cần 700 giường, trong đó có 80 giường hồi sức tích cực. Các bệnh nhi tay chân miệng được điều trị tại 3 bệnh viện chuyên khoa nhi và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM).

Tình huống thứ ba dự kiến được triển khai khi thành phố có 100-200 ca tay chân miệng nhập viện mới mỗi ngày, các cơ sở y tế có 700-1.400 ca điều trị nội trú, với khoảng 70-140 ca nặng tại các bệnh viện.

Tổng số giường điều trị cần chuẩn bị ở tình huống này là 1.400 giường với khoảng 150 giường hồi sức tích cực. Các bệnh nhi nặng điều trị tại 3 bệnh viện chuyên khoa nhi và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới.

Song song với đó, hệ thống điều trị thực hiện quy trình phân loại bệnh nhi điều trị ngoại trú và nội trú, phân tuyến điều trị nhằm tránh quá tải cục bộ tại bệnh viện tuyến cuối và hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong.

Cuốn sách bên bờ sự sống

Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.

Hai loại thực phẩm nghi làm tăng đột biến ung thư đại trực tràng

Theo một nghiên cứu của Mỹ, thịt đỏ và đường có thể là nguyên nhân đằng sau sự gia tăng số ca ung thư đại trực tràng ở người dưới 50 tuổi.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm