Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Kiếm 100.000 USD/năm vẫn không cảm thấy giàu có

Với nhiều người ở Mỹ, mức lương 100.000 USD/năm từng là con số đáng mơ ước nhưng hiện tại họ lại thấy số tiền đó vẫn không đủ sống.

Mức sống cao, tiền thuế, ljam phát, nợ sinh viên kèm theo thói quen chi tiêu quá mức khiến nhiều người kiếm nhiều tiền nhưng không đủ tiêu. Ảnh: Pexels.

Sau khi tốt nghiệp đại học vào năm 2013, Ryan Ermey (phóng viên ở Mỹ) nhận được công việc đầu tiên là thực tập tại một tạp chí tài chính cá nhân ở Washington. Hồi đó, Ermey được trả 12 USD cho một giờ làm việc, tương đương với mức lương kiếm được khi làm phục vụ bàn.

Sau đó, ông trở thành nhân viên chính thức của tạp chí. Suốt những năm tuổi 20, ông áp dụng những bài học về tiền bạc khi làm việc ở tạp chí để tiết kiệm, chi tiêu và tập đầu tư khi mức lương chưa quá 50.000 USD/năm.

Khi đó, Ermey đã nghĩ rằng nếu kiếm được 70.000 USD/năm, ông sẽ không phải lo nghĩ về tiền. Và nếu kiếm được 100.000 USD/năm, ông nghĩ bản thân sẽ trở thành một người giàu có.

Nhưng thực tế, đối với những người kiếm được mức lương 6 chữ số mỗi năm, cuộc sống lại không toàn màu hồng hơn Ermey vẫn tưởng.

muc luong 100.000 USD anh 1

Kiếm được mức lương 6 chữ số không đồng nghĩa với cuộc sống màu hồng. Ảnh: Pexels.

Kiếm cả trăm nghìn USD cũng không đủ

Theo một báo cáo được công bố vào tháng 1/2023 của PYMNTS and LendingClub, hơn một nửa số người Mỹ kiếm được hơn 100.000 USD/năm nhờ tiền lương hàng tháng.

Jesse Whitsit, nhà quản lý danh mục đầu tư tại New York (Mỹ), kiếm được mức lương hơn 100.000 USD sau hơn 6 năm tốt nghiệp đại học. Dù kiếm được công việc lương cao, mọi việc vẫn không giống với suy nghĩ ban đầu. Trước đây, Whitsit từng nghĩ rằng ông sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền, nhưng thực tế lại không như vậy.

Theo Viện Brookings, Viện Đô thị và Viện nghiên cứu Pew, việc kiếm được hơn 100.000 USD/năm giúp bạn vượt xa mức thu nhập bình quân của các hộ gia đình ở Mỹ. Năm 2021, trung bình thu nhập bình quân hộ gia đình ở Mỹ là gần 75.000 USD. Nếu là cá nhân không có người phụ thuộc, mức lương 100.000 USD/năm sẽ giúp bạn đặt chân vào tầng lớp thượng lưu.

Tuy nhiên, những người kiếm được mức lương 6 chữ số ở Mỹ vẫn cảm thấy bấp bênh. Đây là điều rất phổ biến vì nhiều người tiêu xài hoang phí hoặc quản lý tiền sai cách.

Tại những thành phố ven biển như Washington, nhiều công việc được trả lương cao nhưng chi phí sinh hoạt cao vẫn khiến nhiều người cảm thấy nặng nề. Tương tự với gánh nặng từ các khoản vay sinh viên, gánh nặng món nợ từ thời sinh viên khiến nhiều người kiếm được nhiều tiền vẫn cảm thấy không đủ.

Lạm phát thêm đè nặng áp lực

Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động Mỹ, hiện nay bạn phải kiếm được 129.000 USD mới có sức mua tương đương mức lương 100.000 USD ở thập kỷ trước. Lý do là từ năm 2013 đến nay, đồng USD lạm phát trung bình hàng năm khoảng 2,6%.

Đồng USD của bạn có thể tiêu trong bao lâu còn phụ thuộc phần lớn vào chi phí sinh hoạt. Điều này còn thay đổi tùy vào các yếu tố như lối sống, quy mô hộ gia đình và đặc biệt là nơi sống. Ông Ryan Ermey cho rằng bạn không cần trở thành một nhà kinh tế để biết rằng mức lương 100.000 USD ở New York sẽ khác với mức lương 100.000 USD ở thành phố Memphis (bang Tennessee).

Sự khác biệt còn nằm ở việc đánh thuế. Tại Tennessee, một người kiếm được 100.000 USD có thể mang về gần 75.000 USD sau thuế. Ngoài ra, chi phí sinh hoạt của thành phố này còn thấp hơn 14% mức trung bình toàn quốc nên việc chi tiêu cũng bớt áp lực hơn.

Trong khi đó, tại New York, nếu một người kiếm được 100.000 USD, họ chỉ nhận về hơn 35.000 USD sau thuế. Thành phố này còn nằm trong tốp những thành phố có mức sống cao và đắt đỏ nhất nước Mỹ.

muc luong 100.000 USD anh 2

Bạn cần dành riêng một khoản tiết kiệm tương ứng phần trăm thu nhập, số tiền còn lại có thể tiêu tùy ý. Ảnh: Pexels.

Giải pháp để không tiêu tiền mất kiểm soát

Một lý do khác khiến những người kiếm được mức lương 6 chữ số cảm thấy không giàu có là lối sống leo thang kèm theo xu hướng chi tiêu cho những thứ không cần thiết. Hiện tượng này thường xảy ra ra khi mức sống tăng theo thu nhập. Giáo sư tâm lý tài chính Brad Klontz tại Đại học Creighton (Mỹ) nói rằng rất khó để tránh điều này.

Theo giáo sư, con người tồn tại thông qua những sự so sánh xã hội và họ rất để ý đến địa vị của bản thân trong một nhóm người. Chưa kể, người Mỹ thường chi tiêu quá mức và hầu như ít tiết kiệm.

Để tránh tình trạng kiếm 100.000 USD nhưng vẫn không đủ, ông Klontz thường khuyên mọi người chờ đợi. Ví dụ, một người được tăng lương thêm 10.00 USD và muốn mua một chiếc thuyền, ông sẽ khuyên người đó đợi thêm 6 tháng sau khi tăng lương rồi mới mua.

Tuy nhiên, mọi người thường rơi vào cái bẫy tăng lương mà không nhận ra điều đó. Khi được tăng lương , bạn sẽ đưa ra quyết định một cách vô thức, ví dụ như chọn đi taxi thay vì đi xe buýt. Dù chi phí nhìn qua có vẻ ít, nhưng bạn vẫn phải trả giá đắt.

Giáo sư Brad Klontz khuyên rằng cách duy nhất để ngăn chặn tình trạng này là ý thức được vấn đề đang xảy ra. Theo đó, bạn cần xác định xác định số tiền bạn cần tiết kiệm theo tỷ lệ phần trăm thu nhập và cất riêng. Số tiền còn lại, bạn có thể chi tiêu tùy ý.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

22 tuổi kiếm 144.000 USD/năm nhờ làm 2 việc cùng lúc

Ngoài hai công việc online toàn thời gian, Jason còn kinh doanh riêng để kiếm thêm thu nhập.

Thái An

Theo CNBC

Bạn có thể quan tâm