Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kiều Oanh vào vai người vợ trị bệnh mất ngủ cho chồng

Là chuyên gia nghiên cứu căn bệnh mộng du trong phim "Bay vào cõi mộng", nữ diễn viên hài sẽ áp dụng phương pháp khoa học điều trị chứng mất ngủ cho ông xã và nhận anh làm đệ tử. 

Kiều Oanh vào vai người vợ trị bệnh mất ngủ cho chồng

Là chuyên gia nghiên cứu căn bệnh mộng du trong phim "Bay vào cõi mộng", nữ diễn viên hài sẽ áp dụng phương pháp khoa học điều trị chứng mất ngủ cho ông xã và nhận anh làm đệ tử. 

Bối cảnh quay "viện nghiên cứu" của nhà khoa học Thủy Linh (Kiều Oanh) nằm sâu trong con đường nhỏ của khu Bình Quới - Thanh Đa. Chủ nhân ngôi nhà cổ đã cho đạo diễn Phương Điền mượn để quay bộ phim.

Trên trường quay, trong khi "giáo sư" Kiều Oanh huyên thuyên thuyết trình về căn bệnh của Lê Huỳnh (chồng Kiều Oanh), bệnh nhân thể hiện sự căng thẳng khi ngồi trên chiếc ghế có thiết kế độc đáo, đầu đội chiếc nón điện quang. Ở chiếc ghế thứ hai, Vĩnh Thuyên Kim lại bình thản, thậm chí gương mặt cô tỏ ra rất lạnh lùng, sẵn sàng chấp nhận mọi phương pháp chữa bệnh của thầy thuốc.

Điểm cao trào trong phân đoạn này là tiếng la thất thanh của Lê Huỳnh. Sau đó, anh lại cười thích thú với sự trấn an hài hước của Kiều Oanh. Tuy mỗi lần bấm máy các diễn viên đều được khen diễn khen tốt, nhưng họ phải diễn hơn 12 lần mới đúng ý của đạo diễn. Nguyên nhân là phim quay thu âm trực tiếp nên có lúc Kiều Oanh nói vấp, có lúc anh khiêng đèn chạy không kịp khiến một vệt đen che gương mặt của nữ diễn viên hài, hay khi đang quay bỗng có tiếng chó sủa...

Mỗi lần quay là hiện trường luôn vang lên tiếng yêu cầu từ nhà sản xuất Vĩnh Thuyên: "Xin mọi người yên lặng và tập trung". Câu khẩu lệnh lặp lại nhiều lần đã trở nên quen thuộc của ê-kíp gần 50 người.

Trong phim, Lê Huỳnh trong vai ông thầy lang chuyên chữa bệnh theo kiểu gia truyền và mẹo vặt. Anh vô tình làm chết người và bị dân làng tẩy chay nên khủng hoảng tâm lý, mất ngủ ngày đêm và trở thành bệnh nhân để Thủy Linh (Kiều Oanh đóng) trị bệnh. Vĩnh Thuyên Kim cũng mang một căn bệnh như Lê Huỳnh. Cô trong vai sinh viên nghèo, được thầy thuốc Kiều Oanh mời về phòng khám để nghiên cứu chứng bệnh trầm cảm này.

Trong phòng nghiên cứu, Khánh - họa sĩ thiết kế - cùng với ê-kíp đã mất trọn một ngày để chuẩn bị. Bốn chàng ma nơ canh được điều tới để trưng bày, trên bàn lỉnh kỉnh ống xét nghiệm được sắp bài rất ngăn nắp, phía trung tâm có một màn hình với những nút bấm và những dây điện trong rất bắt mắt. Nổi bật nhất vẫn là chiếc nón làm bằng đèn dạ quang, mới nhìn cứ tưởng như dụng cụ của những người ở một thế giới khác. Hai "bệnh nhân" Lê Huỳnh và Vĩnh Thiên Kim hồi hộp ngồi vào ghế điện, để Kiều Oanh chuẩn đoán và trị bện theo phương pháp rất riêng của mình.

Trọn một ngày quay, Kiều Oanh luôn trở thành nhân vật trọng tâm của đoàn. Tuy lần đầu đóng phim hoành tráng như thế này, nhưng tâm trạng Kiều Oanh rất thoải mái. Cô tới rất đúng giờ. Các tổ trang điểm, phục trang gần như túc trực ở hiện trường để chăm lo từng chút một cho nhân vật chính này. Cảm nhận được không khí nghiêm túc, hầu như cảnh quay nào Kiều Oanh tập trung và đôi lúc còn tạo không khí vui nhộn bằng những câu nói hài hước, để mọi người bớt căng thẳng.

Căng thẳng hơn là Lê Huỳnh, trên tay anh luôn cầm cuốn kịch bản để nghiên cứu lời thoại, tình huống của nhân vật. Dường như nét hài hước thường thấy hàng ngày ở anh đã biến mất, thay vào đó là sự tập trung với các cảnh quay của mình. Vĩnh Thiên Kim tỏ ra thoải mái hơn, ngồi bên ngoài chăm chú xem đàn chị Kiều Oanh diễn. Lúc thấy Kiều Oanh đổ mồ hôi hột vì nóng, Kim dùng quạt giấy để làm mát cho đàn chị, sau đó thấy cảnh nào cao trào là cô lấy máy ra quay lại làm tư liệu riêng.

Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất ở đoàn phim này là sự chỉn chu, chăm chút từng cảnh nhỏ. Đạo diễn Phương Điền dí dỏm: “Với những bộ phim trước, chỉ cần một buổi là tôi đã làm gần hết một tập rồi, nhưng với phim chiếu rạp như thế này, 90 phút tương đương với hai tập phim chúng tôi phải mất hơn một tháng trời. Phim nào cũng có sự đầu tư chu đáo như thế này thì không thể dở  được. Ngay cả các diễn viên dù là ngôi sao như Kiều Oanh, Lê Huỳnh… cũng thể hiện trách nhiệm cao nhất với vai diễn. Cảnh nào chưa đạt là phải quay lại đến khi nào tốt nhất mới thôi. Cái khó của phim này là làm sao phải hài hước để bật tiếng cười, nhưng không được rơi vào trường hợp cười nhảm. Dù chỉ là ngày đầu bấm mày, nhưng sự lao động nghệ thuật của các anh chị này đã để lại trong tôi nhiều kính phục".

Sự bình thản của Vĩnh Thiên Kim và tiếng hét của Lê Huỳnh là một trong những diễn biến tâm lý phúc tạp trong quá trình trị bệnh của "giáo sư" Kiều Oanh.

 Kiều Oanh: " Ngủ đi anh, đóng phim thôi mà!".

 Hai bệnh nhân đặc biệt - Lê Huỳnh và Vĩnh Thiên Kim - trên ghế điện.

 
 

 Nụ cười đầy khiêu khích của Kiều Oanh trong cảnh quay.

 
 

 Ê-kíp đoàn phim hoạt động rất tích cực.

 

 Phó đạo diễn Linh Nhóc làm việc thường xuyên với Kiều Oanh ở hiện trường.

 Kiều Oanh liên tục được làm mát, bởi không khí đoàn phim luôn... nóng.

 Vĩnh Thiên Kim luôn có mặt ở đoàn phim.

 Đạo diễn Phương Điền tỏ ra khá kỹ tính, chăm chút cho từng cảnh quay. Có lúc anh quay đi quay lại 12 lần.

 Vĩnh Thuyên trong vai trò nhà sản xuất, cùng Kiều Oanh và Vĩnh Thuyên Kim.

 Kiều Oanh cùng chồng tập diễn trước khi quay và Vĩnh Thiên Kim trong vai trò quay phim ở hiện trường.

Lữ Đắc Long

Theo Infonet

Lữ Đắc Long

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm