Có nhiều loại visa khác nhau tương ứng với những điều kiện cụ thể. Để thuận lợi hơn khi làm việc trong môi trường lạ lẫm, trước khi lên đường, bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin. Dưới đây là các công việc thích hợp khi có nhu cầu tăng thu nhập trang trải học phí, sinh hoạt và tích lũy kinh nghiệm làm việc sau khi tốt nghiệp…
Công việc được trả lương
Hệ thống mạng lưới nghề nghiệp cho sinh viên địa phương và du học sinh rất đa dạng. Bạn có thể làm việc tại các vị trí bán hàng tại siêu thị, trung tâm mua sắm…
Sinh viên cũng có thể thử sức trong ngành du lịch - khách sạn (nhà hàng, khách sạn, quán ăn), telesale, thư ký, chăm sóc khách hàng… Các vị trí này là điểm khởi đầu phù hợp để tích lũy kinh nghiệm làm việc và kiếm thêm tiền tiêu vặt.
Du học sinh có nhiều lựa chọn nghề nghiệp. |
Tình nguyện
Nếu muốn làm thiện nguyện, bạn có thể tìm được rất nhiều các tổ chức từ thiện và phi chính phủ tại Australia. Trên thực tế, chính phủ nước này khuyến khích mọi người thuộc, đặc biệt là cư dân ngoại quốc làm công việc tình nguyện như một cách để cảm ơn nước sở tại.
Khoảng thời gian làm tình nguyện sẽ không tính vào 40 giờ làm việc/2 tuần theo visa du học sinh. Đây cũng là cách giúp sinh viên kết giao bạn bè và có thêm kinh nghiệm thực tế.
Chương trình thực tập
Dù chế độ có lương hay không lương, đây là cách tốt nhất để trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp, mang đến kinh nghiệm thực tế và xây dựng các mối quan hệ về sau. Bạn có thể thực tập tại trường hoặc các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, các chương trình thực tập thường rất cạnh tranh.
Để nắm bắt cơ hội và chọn được việc làm thêm như mong muốn, bạn có thể tìm hiểu trên các mục quảng cáo của báo, cơ quan tuyển dụng hoặc website dịch vụ việc làm quốc gia. Các trường học thường có bảng thông báo hoặc bộ phận hỗ trợ sinh viên quốc tế khi muốn tìm kiếm nghề nghiệp.
Du học sinh có nhiều cơ hội làm thêm tại Australia. |
Có những quy định cụ thể về quyền lao động cho sinh viên quốc tế. Trong quá trình học, bạn có thể làm việc theo điều kiện của visa tuy nhiên cần chắc chắn được cấp quyền. Sau khi tốt nghiệp, bậc cử nhân, thạc sĩ hay tiến sĩ đều đủ điều kiện xin visa ở lại làm việc tạm thời (subclass 485) trong thời gian 2-4 năm. Tuy nhiên để xin được visa này, du học sinh cần thỏa mãn một số điều kiện và yêu cầu nhất định.
Nếu có ý định xin visa làm việc sau tốt nghiệp thuộc diện Independent, Family Sponsored Points Tested visa hoặc Temporary Graduate visa (subclass 485), bạn cần chứng chỉ hành nghề thuộc danh sách các công việc định cư tay nghề (SOL).
Danh sách này bao gồm các ngành nghề từ kỹ thuật, thương mại cho đến dược phẩm. Độc giả có thể xem danh sách đầy đủ tại website của Bộ Di trú và Bảo vệ biên giới border.gov.au. Bạn cũng có thể đặt cuộc hẹn với nhân viên tư vấn IDP để được tư vấn làm hồ sơ du học miễn phí tại đây.
Thời gian, địa điểm diễn ra hội thảo “Cơ hội nghề nghiệp trong khi học và sau khi tốt nghiệp tại Australia”. |
Để tìm hiểu thêm chi tiết về cách thức xin visa 485 và phát triển sự nghiệp sau khi tốt nghiệp tại Australia, độc giả có thể tham dự hội thảo “Cơ hội nghề nghiệp trong khi học và sau khi tốt nghiệp tại Australia” do chuyên gia tư vấn du học của IDP trình bày tại sự kiện Ngày hội tư vấn tuyển sinh du học Australia.
Ngày hội có sự tham dự của hơn 60 trường đại học, cao đẳng và trung học phổ thông hàng đầu Australia. Người tham gia có cơ hội nhận nhiều ưu đãi đặc biệt từ IDP gồm 10 vé máy bay đi Australia 10 triệu đồng; miễn phí nộp đơn xin nhập học 1-5 triệu đồng; phí dịch thuật 1,5 triệu đồng cùng nhiều học bổng, trắc nghiệm tìm nghề nghiệp miễn phí.
Để có thêm thông tin chi tiết, độc giả tham khảo tại đây hoặc liên hệ các văn phòng IDP gần nhất. Địa chỉ văn phòng tại TP.HCM: cơ sở 1: Star Building, 33 Mạc Đĩnh Chi, quận 1, (08) 3910 4205; cơ sở 2: 223 Hùng Vương, quận 5, (08) 3835 0133. Tại Hà Nội: cơ sở 1: 15-17 Ngọc Khánh, quận Ba Đình, (04) 7308 7888; cơ sở 2: 53A Lê Văn Hưu, quận Hai Bà Trưng, (04) 3943 9739. Tại Đà Nẵng: 96 Lê Lợi, quận Hải Châu, (0236) 388 9828 và tại Cần Thơ: 131 Trần Hưng Đạo, quận Ninh Kiều, (0710) 373 3667.