Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kinh nghiệm viết bài luận và thư giới thiệu

Bài luận về bản thân (Personal Statement) và thư giới thiệu là yếu tố quan trọng trong hồ sơ xét tuyển đại học của đa số du học sinh Việt Nam tại các nước Âu - Mỹ.

Bài luận về bản thân (Personal Statement) và thư giới thiệu là yếu tố quan trọng trong hồ sơ xin học bổng của đại học Mỹ. Tuy nhiên, sự thiếu kinh nghiệm của ứng viên trong việc chọn chủ đề khiến nhiều bài luận bị loại ngay lập tức

Những chủ đề nên tránh khi viết luận

Theo Nguyễn Hữu Cát Thư, cựu sinh viên Học viện công nghệ Massachusetts, Mỹ, bài luận rất có thể sẽ mờ nhạt vì giống của hàng nghìn ứng viên khác nếu các bạn chọn một trong những chủ đề này:

Bố mẹ ly hôn hoặc mất: Những người đã mất người thân hoặc cha mẹ ly hôn thường bị ảnh hưởng nhiều và thường viết về chủ đề đó. Nhưng đây cũng là hoàn cảnh gia đình của rất nhiều học sinh khác.

Nguyễn Hữu Cát Thư (ngoài cùng, trái).

 Ảnh: NVCC.

Tư tưởng tiêu cực và bệnh trầm cảm: Chủ đề này khó mang lại một bài luận tốt. Tư tưởng tiêu cực chỉ cho thấy bạn là đứa trẻ đang ngại bước trước những khó khăn và thất bại của cuộc sống. Bên cạnh đó, mọi người thường khuyến khích các bạn viết về thất bại; nhưng trầm cảm khác với thất bại. Khi bạn thất bại nhưng có suy nghĩ tích cực và những thất bại đó làm cho bạn hiểu được bản thân mình hơn, như về các điểm mạnh, tính cầu toàn, sự nhạy cảm… thì đó là chủ đề tốt.

Kể về ước mơ du học: Nhiều du học sinh Việt Nam và Châu Á nghĩ rằng hội đồng tuyển sinh ở trường đại học Mỹ muốn nghe về ước muốn du học và sự phấn đấu nhiều năm để đạt được ước mơ đó của mình.

Trên thực tế, những bài luận mà các bạn nghĩ là câu chuyện cuộc đời rất cảm động của mình thực chất không để lại chút ấn tượng nào cho người đọc. Họ đã đọc những bài luận như thế hàng trăm nghìn lần

Cố gắng chơi tốt môn thể thao: Những bài luận như thế này thường có một công thức chung. Bạn thử học một môn nghệ thuật hay thể thao và thấy thích nó. Nhưng trong lúc tập luyện, bạn thấy mình không giỏi và gặp nhiều khó khăn. Một sự kiện nhỏ gì đó diễn ra khiến bạn tập luyện chăm chỉ, vượt qua khó khăn. Cuối cùng, một sự kiện hay cuộc thi nào đó, cũng là lúc thấy thành quả của bao nhiêu ngày luyện tập.

Bài luận kiểu này cũng là công thức chung cho rất nhiều ứng viên đại học Mỹ, đến nỗi chỉ mới đọc vài câu đầu là người đọc có thể biết nó sẽ kết thúc thế nào.

Cách chọn chủ đề tốt

Những bài luận tốt nhất không phải viết về những điều quá lớn lao như thời gian đấu tranh để được du học, hay quá trình phấn đấu vượt qua chính mình, dù là trong trường lớp, trong hoạt động ngoại khoá, hay trong cuộc sống riêng.

Bài luận tốt thường là về một khoảnh khắc hay những điều rất nhỏ. Có rất nhiều khoảnh khắc và những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống của các bạn. Do đó bạn sẽ tìm thấy điều độc đáo và rất riêng của mình để viết.

Đừng viết về những việc quá triết lý, vĩ mô và cao siêu. Chủ đề càng lớn lao, con người bạn lại càng khó gần hơn trong mắt người đọc. Hãy cho hội đồng tuyển sinh thấy được con người bạn qua những điều nhỏ nhất.

Nhờ giáo sư viết thư giới thiệu

Để trở thành nghiên cứu sinh tiến sĩ Đại học Harvard, Châu Thanh Vũ đã phải thuyết phục các giáo sư nổi tiếng tại ngôi trường Princeton viết thư giới thiệu mình. Mỗi học kỳ, cậu chỉ có thể gặp họ vài lần, mỗi lần 15 phút. Các giáo sư thường rất khó tính.

Khi viết luận văn năm ba đại học, lần đầu tiên tôi phải thật sự nghiêm túc nghiên cứu. Vì nếu không gây ấn tượng được với giáo sư Golosov, khi nộp học bổng tiến sĩ, không ai viết thư giới thiệu cho mình. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong hồ sơ. Hơn thế nữa, tôi cần đến 3 lá thư từ 3 vị giáo sư khác nhau.

Có 3 lá thư từ 3 vị giáo sư tên tuổi ở ngôi trường này là điều khó làm nhất. Nhưng một khi đã làm được, đó trở thành yếu tố quan trọng nhất trong bộ hồ sơ của mình.

"Tất nhiên, bây giờ nhìn lại thì dễ, nhưng chuyện cố gắng học và nghiên cứu thật tốt để gây ấn tượng và thuyết phục các giáo sư này là mình đủ khả năng, 2 năm trước đây là một điều đã tưởng chừng như không thể", nam sinh chia sẻ.

Học kỳ mùa thu năm 3 ở Princeton, cứ mỗi tuần Vũ thức trắng đêm một lần – một thói quen làm việc mà cậu luôn muốn từ bỏ. "Nhưng đôi lúc tôi tự hỏi nếu không dốc hết sức, liệu mình có nhận được sự đánh giá tích cực của các giá sư nổi tiếng để đến được Harvard hay không?".

Người viết thư giới thiệu càng nổi tiếng càng tốt?

Để vào những đại học top đầu nước Mỹ, dĩ nhiên cần thư giới thiệu của những giáo sư nổi tiếng. Tuy nhiên nổi tiếng không phải là yếu tố lớn nhất để có bức thư chất lượng.

Theo nhà báo Vĩnh Khang (chủ nhân học bổng Fulbright năm 2015-2016), người viết thư giới thiệu nên liên quan lĩnh vực của bạn, cũng như hiểu rõ bạn sẽ làm được gì. Ứng viên đại học Mỹ thường phải có 3 thư giới thiệu, đồng nghĩa có 3 cơ hội “tiếp thị” hình ảnh tới hội đồng.

Nhà báo Vĩnh Khang tại nơi theo học.

 

Ảnh: NVCC.

Bạn có thể chọn 3 người hiểu về mình ở 3 khía cạnh khác nhau, cũng như nhìn nhận công việc và kế hoạch của bạn ở 3 góc nhìn, quan điểm khác nhau. Như vậy, sẽ hiệu quả hơn nhiều so với 3 bức thư gần giống nhau.

Ví dụ, lĩnh vực của tôi là báo chí, tập trung mảng văn hóa nghệ thuật. Tôi chọn một tổng biên tập viết thư, một nghệ sĩ (ca sĩ Trần Thu Hà), một người trong lĩnh vực báo chí có tầm nhìn bao quát xu hướng báo chí Việt Nam và quốc tế (Nguyễn Danh Quý – Editor in Chief của ELLE Vietnam).

Tổng biên tập sẽ đánh giá mình ở khía cạnh chuyên môn báo chí; ca sĩ Hà Trần đánh giá hiểu biết (có thể cả hạn chế) về nghệ thuật, anh Quý đánh giá về khả năng hiểu biết, hoà nhập xã hội, cũng như học tập của mình ở môi trường quốc tế.

Chỉ viết luận liệu có vào được đại học?

Nhiều ý kiến cho rằng, Đại học quốc gia TP HCM thay đổi mạnh tư duy tuyển sinh, thông qua bài luận, thư giới thiệu để tìm hiểu đam mê ngành học của thí sinh là một bước đi đột phá.

 

Ngọc Tân

Bạn có thể quan tâm