Trong khi người làm giải trí Âu Mỹ có thể có đời tư thoải mái, những thần tượng Hàn phải chịu sức ép nặng hơn về hình ảnh, không được phép hẹn hò nếu không muốn khán giả tẩy chay.
Quy trình tuyển chọn: Ngành công nghiệp nhạc US lựa chọn ngôi sao thông qua tài năng sẵn có. Buổi thử giọng sẽ quyết định xem thí sinh có được nhận hay không. Do đó, những người ôm mộng theo nghiệp hát phải có sự chín muồi nhất định trong tài năng âm nhạc từ trước.
Ngược lại, không phải bất kỳ nghệ sĩ thần tượng Kpop nào cũng được lựa chọn vì tài năng. Công ty chủ quản có thể ấn tượng và chiêu mộ thực tập sinh vì nhan sắc nổi trội. Jin (BTS) được công ty giải trí để ý khi đang đi dạo vì gương mặt đẹp trai nổi bật.
Mặt khác, chiến lược của một số công ty đào tạo thần tượng xứ Hàn là tuyển một vài thành viên ngoại quốc vào nhóm để thu hút thêm lượng người hâm mộ quốc tế. Những nghệ sĩ từ Nhật, Đông Nam Á hay Mỹ là lựa chọn ưu tiên. Tuy nhiên, khán giả Hàn không phải ai cũng chấp nhận thành viên đến từ nước khác. Lisa (BlackPink) nổi tiếng với cộng đồng fan quốc tế nhưng tại Hàn, "búp bê sống" không nhận được thiện cảm trọn vẹn từ người hâm mộ trong nước vì là người Thái Lan.
Hệ thống đào tạo: Ở các nhóm nhạc Âu Mỹ, không có quy chuẩn cụ thể trong việc đào tạo. Những nhóm nhạc vang bóng một thời ở thập niên 1990 như The Spice Girls hay Backstreet Boys chỉ cần 1-2 năm từ khi bắt đầu thử giọng đến lúc ra mắt. Khi việc đào tạo nghệ sĩ bắt đầu, hầu hết họ đã trở thành ca sĩ thực thụ.
Trong khi đó, vì số lượng những thanh thiếu niên mong ước theo nghiệp hát luôn rất lớn, và những kỹ năng mà thần tượng Hàn Quốc cần có cần nhiều thời gian để thuần thục, thời gian đào tạo có thể sẽ rất dài. Ngoài ra, thực tập sinh của công ty sẽ không biết được họ sẽ ra mắt cùng với ai, cần bao nhiêu thời gian, hoặc thậm chí bị loại.
Không ít người đã bỏ hằng chục năm luyện tập nhưng duyên nghệ sĩ không gọi tên. Trưởng nhóm tài năng Jihyo (TWICE) làm thực tập sinh 10 năm trước khi được ra mắt.
Kỹ năng nghề nghiệp: Những nghệ sĩ US, UK luôn phải có giọng hát khỏe trên sân khấu. Những kỹ năng khác như nhảy, diễn xuất là điểm cộng lớn, tuy không bắt buộc. Khán giả dễ chấp nhận với hình ảnh đứng hát, dạo vòng sân khấu, nhảy nhẹ hoặc đứng chơi đàn trên sân khấu. Đây là một trong những nét đặc trưng của sân khấu nhạc Âu Mỹ, bởi ca sĩ thường chú tâm vào giọng hát nội lực.
Thần tượng Kpop cần thuần thục nhiều kỹ năng hơn, dù một số bài hát vốn dĩ yêu cầu nhiều sức lực khi hát. Tất cả các thành viên trong nhóm phải nhảy đẹp để tạo đội hình đồng đều khi đứng trên sân khấu. Ngoài ra, họ cũng cần biết diễn xuất, tạo điểm nhấn cá tính khi tham gia những chương trình thực tế.
Tuổi nghề: Đối với những ca sĩ Âu Mỹ, tuổi tác chỉ là một con số. Miễn sao âm nhạc của người nghệ sĩ còn thu hút được khán giả, họ sẽ không bao giờ mất đi vị thế. Madonna trở thành hiện tượng âm nhạc ở những năm 1980, đến tận ngày nay danh hiệu "nữ hoàng nhạc pop" vẫn chưa từng lung lay.
Phần lớn những thần tượng giải trí xứ kim chi chỉ có một khoảng thời gian hoàng kim nhất định trong sự nghiệp. Hàng loạt các nhóm nhạc mới được ra mắt mỗi năm, sức hot của mỗi nhóm nhạc có hạn. Không phải nhóm nhạc nào cũng được biết đến rộng rãi, xứng đáng với tài năng.
Không nhiều nhóm nhạc hot từ trước 2010 vẫn còn thu hút người hâm mộ tại thời điểm này. Đối với các nhóm nhạc nam, nghĩa vụ quân sự có khả năng là án tử đối với sự nghiệp và danh tiếng của họ. Fan nhóm nhạc Winner tiếc nuối khi lịch nhập ngũ của anh cả Jinwoo sắp đến gần trong khi nhóm vẫn chưa thực sự nhận được sự chú ý xứng đáng với tài năng.
Sáng tác: Phần lớn những ca sĩ hát nhạc tiếng Anh tự sáng tác. "Công chúa nhạc đồng quê" Taylor Swift sau mỗi lần chia tay một bạn trai là ra mắt một ca khúc mới. Nếu không viết nhạc, ca sĩ vẫn cần đóng góp bản sắc riêng trong những bài hát của mình.
Những công ty giải trí Hàn Quốc luôn có một đội ngũ hùng hậu sản xuất nhạc, vũ đạo, nên "gà cưng" thường chỉ việc biểu diễn những sản phẩm âm nhạc có sẵn. Tuy nhiên, càng ngày càng nhiều những nhóm nhạc có khả năng tự sáng tác. Các nhóm nhạc nam hay ca sĩ solo YG cũng phải biết viết nhạc, nếu không thậm chí sẽ không được ra mắt. Tất cả các thành viên BTS đều tham gia vào quá trình sản xuất âm nhạc. Có thể nói, việc sáng tác nhạc đang dần được chú trọng trong Kpop.
Thương hiệu công ty: Người hâm mộ nhạc US, UK thường không chú trọng đến vấn đề này lắm. Nhiều khán giả còn không biết tên công ty của thần tượng. Nghệ sĩ thường tự ghi dấu ấn qua các sản phẩm cá nhân chứ không theo concept nhất định để tương đồng với đàn anh, đàn em trong công ty.
Còn với một nhóm nhạc Kpop, thương hiệu công ty quyết định rất lớn đến danh tiếng. Nếu được ra mắt trong công ty có đàn anh, đàn chị nổi tiếng, nhóm nhạc sẽ được chú ý nhiều hơn. ITZY (JYP) và TXT (Big Hit) là ví dụ điển hình, hai nhóm tân binh thu hút khán giả từ trước khi ra mắt vì sức hút khủng từ tiền bối trong công ty.
Định hướng hình ảnh: Nghệ sĩ Âu Mỹ thường chỉ chú tâm vào sự nghiệp ca hát, đời tư của họ là một chuyện khác. Họ có thể thể hiện phong cách sống riêng của mình mà không cần phải quá khắc nghiệt theo khuôn mẫu. Nhiều sao dính scandal liên quan đến đời tư, bị một bộ phận khán giả quay lưng, song sự nghiệp không bị ảnh hưởng quá nặng nề.
Thần tượng Hàn Quốc không chỉ là người hoạt động nghệ thuật. Họ còn phải xây dựng hình tượng nhất định và chịu sự quản lý nghiêm ngặt từ công ty. Idol trẻ không được phép hẹn hò, vì hình tượng của họ là người yêu lý tưởng của người hâm mộ. Fan đã nhiều lần tẩy chay thần tượng vì chỉ hẹn hò. Khi Kang Daniel thừa nhận yêu Jihyo (TWICE), một bộ phận fan đã tuyên bố hủy, đốt album của nam ca sĩ.
Năm 2015, 8 cô gái đã rơi nước mắt khi thể hiện ca khúc "Into The New World". Đây là lần đầu tiên SNSD biểu diễn bài hát debut của nhóm mà thiếu Jessica Jung.
Trên mạng xã hội Twitter, người hâm mộ BTS sử dụng hashtag #WeLoveYou3000 để nói về thành viên trong nhóm. Việc này khiến khán giả yêu thích Vũ trụ Điện ảnh Marvel tức giận.
VPBank trở thành nhà tài trợ chính thức của chương trình “Hòa nhạc Vienna - The Vienna Concert” diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) ngày 23/11 và 24/11.