1. Chiều cao được công nhận hiện tại của đỉnh Everest là bao nhiêu?
Nhiều tranh cãi xung quanh chiều cao của núi Everest do sự khác biệt giữa các cách đo và sự thay đổi địa chất hàng năm. Tuy nhiên, chiều cao được công nhận hiện tại của đỉnh núi này là 8.848 (tính đến hết phần băng tuyết), khiến đây là ngọn núi cao nhất so với mực nước biển trên Trái Đất. Ảnh: Havard Business School. |
2. Núi Everest được các Sherpa gọi là "Chomolungma". Từ này nghĩa là gì?
Sherpa là một bộ tộc có nguồn gốc từ Tây Tạng, đến sống ở Nepal từ khoảng 600 năm trước. Họ nổi tiếng với khả năng leo núi và sức chịu độ cao lớn. Trong tiếng Tây Tạng, Everest được gọi là "Chomolungma", nghĩa là Nữ thần mẹ của những đỉnh núi. Ảnh: The Atlantic. |
3. Kỷ lục leo lên đỉnh Everest từ Base Camp (có sử dụng bình oxy) là bao nhiêu giờ?
Năm 2003, Sherpa có tên Lakpa Gelu đã lập kỷ lục leo từ Base Camp đến đỉnh Everest trong 10 giờ 56 phút (có sự trợ giúp của bình oxy). Sau đó, vào năm 2004, một Sherpa khác là Pemba Dorje tuyên bố đã hoàn tất chặng đường trong 8 giờ 56 phút. Tuy nhiên, sau một thời gian dài tranh cãi, thành tích này đã bị tòa Tối cao Nepal bác bỏ, do không có đủ bằng chứng (không có ảnh chụp tại đỉnh, không có người leo núi khác xác nhận thấy Pemba Dorje trên đỉnh núi vào ngày hôm đó). Kỷ lục lại được trao về cho Lakpa Gelu. Ảnh: Mountain Planet. |
4. Người trẻ nhất từng lên tới đỉnh Everest bao nhiêu tuổi?
Vào ngày 22/5/2010, Jordan Romero trở thành người trẻ nhất lên đến đỉnh Everest. Khi đó, cậu bé mới 13 tuổi. Ảnh: The Guardian. |
5. Năm 2013 có số lượng người đến đỉnh Everest kỷ lục trong một năm. Con số này là bao nhiêu?
2013 là năm có số người đến đỉnh Everest kỷ lục, với 658 người hoàn thành chặng đường từ khu trại dưới chân núi Everest lên nóc nhà thế giới. Ảnh: Mountain Planet. |
6. Everest là ngọn núi cao nhất của Trái đất?
Trên thực tế, Everest là ngọn núi cao nhất so với mực nước biển. Xét về chiều cao (tính từ chân núi lên tới đỉnh), Mauna Kea - một ngọn núi lửa thuộc quần đảo Hawaii - có độ cao 10.200 m tính từ đáy Thái Bình Dương. Tuy nhiên, phần tính từ mực nước biển đến đỉnh của ngọn núi là chỉ khoảng 4.207 m, phần còn lại bị che khuất bởi đại dương. Ảnh: The Daily Beast. |
7. Loài vật nào sống ở độ cao lớn nhất trên núi Everest?
Loài nhện nhảy Himalayas có tên khoa học là Euophrys omnisuperstes ("Đứng cao hơn tất cả"). Chúng sống ở độ cao lên đến 6.700 m trên dãy Himalayas, trong đó có núi Everest. Đây được xem là một trong những sinh vật sống ở độ cao lớn nhất thế giới. Chúng ăn côn trùng do gió thổi từ khu vực phía dưới lên. Ảnh: Science. |