Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kỹ thuật phần mềm dự đoán chiếm lĩnh thị trường lao động 5 năm tới

Làn sóng chuyển đổi số toàn cầu đưa ngành kỹ thuật phần mềm (Software Engineering) thành lựa chọn sáng giá cho giới trẻ trong nửa thập kỷ tới.

Kỹ thuật phần mềm vừa mở ra cơ hội đổi mới sáng tạo, vừa là lĩnh vực định hình thế giới suốt nhiều thập kỷ.

Kỹ thuật phần mềm được săn đón trên toàn cầu

Báo cáo “Future of Jobs 2025” do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố cho thấy kỹ thuật phần mềm là 1 trong 4 nhóm nghề tăng trưởng nhanh nhất đến năm 2030. Khi thế giới bước vào kỷ nguyên AI, dữ liệu lớn và điện toán đám mây, mọi lĩnh vực - từ tài chính, bán lẻ đến y tế, giáo dục - đều cần phần mềm để vận hành và tối ưu hóa.

Tại Việt Nam, chuyển đổi số, khởi nghiệp công nghệ và dòng vốn đầu tư vào AI, blockchain, fintech khiến nhu cầu kỹ sư phần mềm tăng mạnh. Theo TopDev, thị trường dịch vụ CNTT năm 2024 dự kiến đạt 2,07 tỷ USD, với gia công phần mềm chiếm tỷ trọng lớn. Dự báo đến 2026, Việt Nam cần 750.000 nhân lực CNTT, trong khi hiện có khoảng 560.000 người. Điều này đồng nghĩa cơ hội đang rộng mở cho sinh viên theo đuổi lĩnh vực này.

Dai hoc Anh Quoc anh 1

Ngành kỹ thuật phần mềm thu hút sinh viên theo học vì cơ hội nghề nghiệp và thu nhập hấp dẫn.

Cùng với đó, nhu cầu nhân sự kỹ thuật phần mềm tăng theo cấp số nhân. TopDev dự báo đến năm 2026, Việt Nam thiếu gần 200.000 lập trình viên, khi tốc độ đào tạo hiện tại mới chỉ đáp ứng khoảng 65% nhu cầu thị trường.

Ngoài cơ hội việc làm, kỹ sư phần mềm còn có thu nhập hấp dẫn. Theo báo cáo thị trường IT Việt Nam 2024-2025 của TopDev, mức lương kỹ sư phần mềm tại Việt Nam dao động 1.100-3.000 USD/tháng. Đặc biệt, vị trí chuyên sâu như AI hoặc an ninh mạng lương cao hơn do khan hiếm nhân lực.

Ở khía cạnh khác, kỹ sư phần mềm không chỉ tránh được nguy cơ bị thay thế bởi tự động hóa, mà còn là người tạo ra nó. Nhóm này đóng vai trò trung tâm trong chuyển đổi số và là lực lượng “xương sống” trong chiến lược phát triển nhân lực của nhiều quốc gia.

Cơ hội cho sinh viên ngành kỹ thuật phần mềm

Dù giàu tiềm năng, ngành kỹ thuật phần mềm tại Việt Nam vẫn đối mặt thách thức đáng kể: Khoảng trống về kỹ năng mềm và ngoại ngữ. Khảo sát của Navigos Group (2022) cho thấy hơn 60% nhà tuyển dụng đánh giá sinh viên công nghệ tại Việt Nam thiếu kỹ năng giao tiếp và tiếng Anh, vốn là yếu tố thiết yếu để làm việc toàn cầu.

Trong bối cảnh AI, dữ liệu lớn và an ninh mạng là kỹ năng phát triển nhanh nhất (theo WEF), sinh viên cần bổ sung năng lực tư duy phản biện, sáng tạo, học tập suốt đời để theo kịp sự biến đổi của ngành.

Trước thực tế đó, nhiều trường đại học tại Việt Nam đang thay đổi cách đào tạo kỹ thuật phần mềm theo hướng thực tiễn và quốc tế hóa. Trong đó, trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) nổi bật với chương trình cử nhân Kỹ thuật Phần mềm toàn diện, giúp sinh viên phát triển qua dự án thực tế, workshop cùng chuyên gia và tương tác doanh nghiệp. Các kỹ năng nâng cao và đáp ứng nhu cầu nhà tuyển dụng như lập trình hệ thống, thiết kế giao diện người dùng, kiểm thử phần mềm, AI và phân tích dữ liệu được tích hợp sâu trong chương trình.

Dai hoc Anh Quoc anh 2

Sinh viên khoa Khoa học Máy tính và Công nghệ tại BUV được tạo điều kiện để kết nối sâu sắc với doanh nghiệp.

Chương trình cũng chú trọng kỹ năng quản lý dự án và làm việc nhóm - yếu tố then chốt để kỹ sư phần mềm có thể phát triển bền vững trong môi trường làm việc hiện đại. Cùng với đó là kỹ năng mềm như tư duy phản biện, sáng tạo, trình bày và học tập suốt đời, giúp sinh viên hoàn thiện hơn để trở thành “công dân số toàn cầu”.

Kỹ thuật phần mềm phát triển nhiều năm để trở thành lĩnh vực mang tính chiến lược, gắn chặt với mọi quá trình đổi mới và phát triển trong nền kinh tế số. Bởi trong 5-10 năm tới, nguồn nhân lực không chỉ làm nhiệm vụ kỹ thuật mà đóng vai trò như người dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp và xã hội.

Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng nhận 5 sao của Quacquarelli Symonds (QS). Đây cũng là trường đại học đầu tiên tại ASEAN được nhận chứng nhận chất lượng toàn cầu từ QAA - Cơ quan Đảm bảo Chất lượng Giáo dục Đại học của Vương quốc Anh. Đây là 2 trong những cơ quan kiểm định uy tín nhất trên thế giới.

Chương trình học của BUV được thiết kế bài bản, luôn cập nhật xu hướng mới nhất của ngành, chú trọng tích hợp nhuần nhuyễn lý thuyết và thực hành, đảm bảo 100% sinh viên có việc làm hoặc tiếp tục học lên cao trong vòng ba tháng sau tốt nghiệp.

Độc giả tìm hiểu chương trình học kỹ thuật phần mềm tại đây.

Chi An

Bạn có thể quan tâm