Đây là em bé sinh non nhẹ cân nhất được Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội chăm sóc và điều trị thành công.
Mẹ bệnh nhi là L.T. T. (32 tuổi, trú tại Thanh Hóa) có tiền sử sản khoa nặng nề, từng sảy thai và sinh non nhiều lần. Đây là mang thai này là lần thứ 7 của chị T.
Trong thai kỳ, chị T. bị tiền sản giật nặng, thai nhi có tình trạng suy dinh dưỡng trong tử cung, cạn ối. Từ tuần thai 21, các bác sĩ đã chỉ định truyền ối cứu thai nhi. Đến tuần 26, tình trạng tiền sản giật của người phụ nữ ngày càng nặng nề, trẻ đối diện nguy cơ mất tim thai nên gia đình có nguyện vọng đình chỉ thai nghén với mục đích chính là cứu người mẹ.
Bệnh nhi được chuyển ra ngoài để được ấp Kangaroo với mẹ như các em bé khác. Ảnh: BVCC. |
Sản phụ được gây chuyển dạ sinh thường và em bé được sinh ra trong hình hài rất nhỏ, chỉ nặng 400 g. Trong quá trình hồi sức sơ sinh ngay tại phòng sinh, các bác sĩ đã giải thích với gia đình để xác định tâm lý em bé khó có thể qua khỏi.
Sau khi được bóp bóng hồi sức tích cực 20 phút, da bé đã hồng hơn, bé có phản xạ tay chân, mở mắt. Bé nhanh chóng được chuyển về khoa Sơ sinh nằm lồng ấp, một cuộc hành trình bền bỉ bắt đầu.
Về hô hấp, may mắn, trẻ không cần thở máy xâm nhập mà chỉ cần thở CPAP 1,5 tháng rồi chuyển thở oxy. Thông thường, trẻ sinh non ở tuần thai 26 có cân nặng khoảng 600-700 g, tuy nhiên, con chị T. bị suy dinh dưỡng, chỉ nặng 400 g.
Với cơ thể quá bé, việc lấy ven rất khó khăn nên trẻ được truyền dịch nuôi dưỡng bằng kỹ thuật longline, đặt tĩnh mạch rốn và động mạch rốn để thuận tiện cho xét nghiệm.
Trong quá trình điều trị, bé bị nhiễm khuẩn nặng, phải điều trị một đợt kháng sinh. Bé đáp ứng thuốc và qua được giai đoạn nhiễm khuẩn nặng nhất.
Theo bác sĩ, trẻ sinh non thường có tình trạng thiếu máu nên bé được truyền máu định kỳ 3 tuần/lần. Hai tháng sau, cân nặng của bé tăng lên 1,2 kg. Khi tình hình sức khỏe ổn định, bệnh nhi được chuyển ra ngoài để được ấp Kangaroo với mẹ như các em bé khác.
Sau 4 tháng điều trị, bé gái đã phát triển bình thường với cân nặng 2,1 kg và có thể tự bú mẹ.
Ăn uống lành mạnh có thể giúp cải thiện tâm trạng, đặc biệt là đối với những người có dấu hiệu căng thẳng, trầm cảm. Rất nhiều loại vitamin, khoáng chất như folate (B9), B12, vitamin B1 (thiamine) và B6 (pyridoxine)... đóng vai trò then chốt trong việc ngăn ngừa và xoa dịu trầm cảm.
Cuốn sách Ăn gì cho khỏi thần kinh của tác giả Uma Naidoo là cẩm nang về cách lựa chọn, sử dụng và chế biến thực phẩm để hỗ trợ sức khỏe tâm thần. Tác giả là một chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng tâm thần học, mang tới kiến thức dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và đối phó với các bệnh trạng về tâm lý.