Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kỹ xảo gây choáng của phim Hàn

Nếu không có kỹ xảo, điện ảnh sẽ không thể làm nên những cảnh phim hùng vỹ như hiện nay.

Những bối cảnh lộng lẫy, hoành tráng đến mức khán giả nhiều khi không thể tìm được trong thực tế. Thay vì phải cất công đi tìm một bối cảnh thực, họ sử dụng kỹ xảo đồ họa máy tính để ghép hình.

Hiện nay có rất nhiều những bộ phim yêu cầu phải sử dụng kỹ xảo CG (computer graphic - đồ họa vi tính), khi trong phim có những nhân vật người ngoài trái đất, những quái vật hay nói chung là những điều không có thực.

Bên cạnh đó, nhiều tác phẩm điện ảnh và truyền hình cũng đang sử dụng đồ họa vi tính để thay thế những bước bố trí dựng cảnh tốn thời gian và tiền bạc. Họ mang đến những cảnh phim chân thực đến mức khán giả không thể phát hiện ra đó chỉ là cảnh ghép. Chỉ khi nhà sản xuất hé lộ hậu trường, công chúng mới ồ lên kinh ngạc vì kỹ xảo tinh tế đến vậy.

Các nhà làm phim Hàn Quốc cũng đang cho ra lò những sản phẩm thành công của việc dùng kỹ xảo CG. Bên cạnh những bộ phim điện ảnh về đề tài viễn tưởng, ngay cả các phim truyền hình cũng vận dụng công nghệ vi tính này một cách sắc nét.

Bí mật những cảnh phim dùng kỹ xảo trong phim truyền hình và điện ảnh Hàn Quốc như thế nào? Hãy cùng khám phá:

Trong phim truyền hình cổ trang Dong Yi, cảnh Dong Yi đi tiễn Suk Jong (Ji Jin Hee) ở trên núi cũng được sử dụng kỹ xảo. Thực chất nữ diễn viên Han Hyo Joo chỉ đứng trước một phông nền màu xanh. Khi lên hình, quang cảnh núi non được lồng vào như thật.

Một quang cảnh hoành tráng khác trong Dong Yi thực chất là sự chắp ghép giữa việc dùng phần mềm sửa ảnh và một cảnh trong phim hiện đại Khu vực an ninh chung (2000). Những khung cảnh của thời hiện đại như ô tô và tòa nhà cao tầng được biến mất, thay thế vào đó là cảnh thành Dosung của triều đại Joseon. Dãy núi trùng điệp phía xa cũng được đưa vào tinh tế.

Kỹ xảo vi tính đã tạo nên cơn bão đổ bộ vào thành phố trong phim điện ảnh Haeundae.

Một trong những chi tiết không thể không nhắc đến trong việc dùng CG trong các phim truyền hình Hàn đó là những cung điện. Phía ngoài cung WoonHyun ở Chongro đã được thiên biến vạn hóa thành một cung điện mang dáng dấp Tây Âu. Ngay cả hình ảnh hai lính gác cũng là sản phẩm đồ họa.
Hình ảnh toàn bộ một cung điện rất hoành tráng là nhờ sản phẩm đồ họa máy tính.

Trong phim truyền hình cổ trang Cửu gia thư, thực chất nam diễn viên Choi Jin Hyuk chỉ đứng trước một tấm phông nền màu xanh. Khi lên phim, quang cảnh từ trên núi được lồng ghép vào như thật.

Từ một bãi đất trống, chuyên gia kỹ xảo máy tính đã tạo nên cả một đội quân hoành tráng đang đổ máu trên chiến trường.
Từ một cảnh thực tế chỉ có một nhóm người quay cảnh hành động, cuối cùng sau khi thực hiện kỹ xảo CG đã cho ra một cảnh quay hoành tráng.
Khung cảnh kiến trúc thời xưa được đưa vào trên nền cảnh tự nhiên.
Bằng kỹ xảo, các chuyên gia đã tạo nên một khung cảnh hiểm trở hơn rất nhiều của con đường mòn.
Với những điểm sáng được xử lý trên ảnh, khung cảnh cung điện xưa trở nên mờ ảo dưới màn đêm.
Kỹ xảo tạo nên tòa nhà không thể có ngoài đời thực, đồng thời tiết kiệm một nguồn vốn đầu tư dựng cảnh rất lớn.
Việc nhân đôi, nhân ba số lượng binh sĩ là một chiêu được các chuyên gia kỹ xảo phim hành động áp dụng rất nhiều.
Những tia sáng từ vầng thái dương là sản phẩm của đồ họa.

Những binh sĩ "giả" khó bị phát hiện khi lên màn ảnh (Cảnh trong phim truyền hình cổ trang Kim Soo Ro).

Bối cảnh triều đình nguy nga được ghép vào cảnh nhân vật đang bước đi.

http://hn.24h.com.vn/phim/su-that-khong-ngo-canh-phim-ky-xao-trang-2-c74a603451.html#baiviet-container

Theo Khám Phá

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm