Lá cờ của Đan Mạch là quốc kỳ lâu đời nhất thế giới hiện vẫn còn được sử dụng. Nó có tên "Danneborg" với màu đỏ chủ đạo cùng hai đường kẻ trắng giao nhau, tạo ra một hình giống chữ thập. Lá cờ chính thức được sử dụng làm quốc kỳ từ năm 1625. Một số lá cờ có tuổi đời nhiều hơn Danneborg nhưng hiện không còn được sử dụng. Ảnh: Lep. |
Lego - thứ đồ chơi gắn liền tuổi thơ của nhiều thế hệ - cũng xuất phát từ Đan Mạch. Từ "lego" thực ra được lấy ý tưởng từ "leg godt" (trong tiếng Đan Mạch là chơi tốt). Thương hiệu này được thành lập năm 1932 bởi thợ mộc Ole Kirk Kristiansen. Ban đầu, họ sản xuất đồ chơi bằng gỗ. Cho tới cuối những năm 1940, thương hiệu bắt đầu sản xuất đồ chơi bằng nhựa, có thể liên kết với nhau bằng những khớp nối. Ảnh: Epic Games Store. |
Đan Mạch không có bất kỳ ngọn núi nào. Độ cao trung bình của Đan Mạch chỉ nhỉnh hơn Hà Lan một chút (171 m so với mực nước biển). Điểm cao nhất đất nước là Møllehøj, nơi không được coi là núi mà chỉ gọi là đồi. Điều này xuất phát từ vị trí ven biển của Đan Mạch. Đất nước này thực chất là quần đảo bao gồm gần 450 hòn đảo. Không nơi nào trên quốc gia này cách biển quá nửa giờ lái xe. Ảnh: TripSavvy. |
Số xe đạp ở Đan Mạch nhiều gấp đôi số ôtô. Văn hóa đạp xe đã ngấm sâu vào mỗi người dân nước này. Trung bình, một người Đan Mạch đạp xe khoảng 1,6 km/ngày. Cứ 10 công dân Đan Mạch sẽ có 9 người sở hữu xe đạp. Con số này với người sở hữu ôtô chỉ là 4. Ảnh: ZME. |
Đan Mạch là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm nay cũng chứng kiến việc Đan Mạch đánh bật Phần Lan để leo lên vị trí dẫn đầu. Thực tế, từ khi bảng báo cáo bắt đầu từ năm 2012, nước này chưa bao giờ rớt khỏi top 3. Ảnh: City Sounds. |
Trong tiếng Đan Mạch, không có từ nào mang nghĩa "vui lòng". Do đó, bạn cũng không nên mất lòng nếu người Đan Mạch nhờ vả mà không nói làm ơn. Họ có vẻ thường quên điều này kể cả khi nói ngôn ngữ khác. Ảnh: Huff Post. |
Bánh Danish nổi tiếng thế giới thực ra cũng không phải do người Đan Mạch tạo nên. Những chiếc bánh đầu tiên được nhóm thợ người Áo làm việc tại Đan Mạch sản xuất. Ban đầu, nó được gọi là bánh mì Vienna - lấy theo tên thủ đô của Áo. Tuy nhiên, mức độ phổ biến quá nhanh khiến nó nổi tiếng toàn cầu với tên bánh Dannish. Điều này khiến không ít người Áo cảm thấy bị phật lòng. Ảnh: Dr Oetker. |