Chuyện thứ nhất: Trong giờ học môn Vật lý, cô giáo Lê Thị Hiền chỉ định học sinh Nguyễn Ngọc Huyền (lớp 11A trường PTTH Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) đứng dậy đọc bài trước lớp.
Nhưng không những không đứng dậy, học sinh này còn buông những lời lẽ xúc phạm đến cô giáo. Thấy vậy, cô giáo Lê Thị Hiền đã ghi tên Nguyễn Ngọc Huyền vào sổ đầu bài của lớp để cảnh cáo. Lập tức, học sinh này đã lên bục giảng, túm tóc cô giáo đánh, trước sự chứng kiến của cả lớp.
Trường THPT Đồng Hới - nơi xảy ra vụ việc học trò đánh cô giáo. |
Hai câu chuyện đó phản ánh điều gì?
Chuyện thứ nhất là trò chẳng ra trò. 11 năm “mài đũng quần” trên ghế nhà trường, không hiểu cô học trò Nguyễn Ngọc Huyền kia đã học được những gì, để có những hành xử không ai chấp nhận được như vậy? khi mà khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” đã nhan nhản trên các nhà trường từ nhiều chục năm nay.
Khi mà người ta đã phải đề cao “lễ” lên làm đầu, thì chứng tỏ “lễ” đã xuống cấp trầm trọng trong xã hội. Hiện tượng một học sinh ngang nhiên túm tóc, đánh cô giáo ngay trong lớp, trong giờ học bài, chứng tỏ việc giáo dục “lễ” cho học trò đã thất bại.
Chuyện thứ hai là thầy chẳng ra thầy. Học trò đến lớp có mục đích là học kiến thức. Chuyện văn nghệ là chuyện “ngoài lề” chứ không phải mục đích chính. Học trò có điều kiện thì tham gia, không có thì thôi.
Việc hiệu trưởng đình chỉ học tập của một học sinh chỉ vì em bỏ buổi biểu diễn văn nghệ của học kỳ, rõ ràng là sai trái. Vì bà đã lẫn lộn nhiệm vụ chính với nhiệm vụ phụ của học sinh. Và nếu vụ việc không được thông tin trên mạng, Sở Giáo dục - Đào tạo TP.HCM không vào cuộc kịp thời, thì em học trò tội nghiệp kia chắc chắn còn phải nghỉ học dài dài.
Còn chuyện thứ nhất, ban giám hiệu trường PTTH Đồng Hới đã tiến hành kỷ luật học sinh Nguyễn Ngọc Huyền bằng hình thức cảnh cáo trước toàn trường, buộc nghỉ học một tháng, vì đã có hành vi và lời lẽ xúc phạm tới nhân phẩm, danh dự của giáo viên.
Nhưng cảnh cáo trước toàn trường thì được. Còn buộc nghỉ học một tháng thì sao? Cô học sinh Nguyễn Ngọc Huyền kia chắc chắn không phải là trò giỏi. Bởi một trò giỏi thì không có những hành vi và lời lẽ như vậy. Đã không phải là trò giỏi, mà lại bị buộc phải nghỉ học 1 tháng, thì chất lượng học tập của cô học trò này sẽ càng sa sút.
Chẳng lẽ hai nhà trường trên, ngoài biện pháp bắt học trò nghỉ học ra, không còn tìm ra được biện pháp nào khác để giáo dục học trò của mình?