Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Làm gì khi bị đau thắt ngực?

Phần lớn các cơn đau thắt ngực đều xảy ra ở những người có cao huyết áp, xơ vữa động mạch và rối loạn chuyển hóa.

Phần lớn các cơn đau thắt ngực đều xảy ra ở những người có cao huyết áp, xơ vữa động mạch và rối loạn chuyển hóa, trong đó có rối loạn chuyển hóa chất béo, acid uric và đái tháo đường...

Tuy không phải là tất cả mà phần lớn những bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim đều có biểu hiện đau thắt ở ngực bên trái và lan xuống cánh tay trái, cơn đau có thể thoáng qua làm người bệnh không chú ý đến hoặc có khi kéo dài vài ba phút làm họ phải nhập bệnh viện.

Tuy nhiên cũng có những người bị nhồi máu cơ tim mà không hề có cơn đau thắt ngực trước đó.

Tại sao lại đau thắt ngực?

Trong thắt ngực do nghiều nguyên nhân. Bệnh nhân có thể được khám lâm sàng ở một bác sĩ chuyên khoa tim mạch, nếu có các triệu chứng lâm sàng gợi ý đến bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ như: béo phì, đái tháo đường, hút thuốc lá, tuổi trên 40, cao huyết áp, có các dấu hiệu của xơ vữa động mạch… Bệnh nhân sẽ được đo điện tim để phát hiện những dấu hiệu của thiếu máu cơ tim trên điện tâm đồ. Sau đó là siêu âm tim, nhằm phát hiện những vị trí giảm động do thiếu máu cơ tim, chụp CT xoắn ốc đa lát cắt có dựng hình và cuối cùng là chụp động mạch vành có cản quang có xóa nền.

Những xét nghiệm này có thể thực hiện được ở hầu hết các trung tâm tim mạch ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Huế, TP.HCM và cũng không đến nỗi quá đắt tiền như trước đây.

Đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim cục bộ xuất hiện khi mức độ cung cấp oxy cho cơ tim bị thiếu hụt so với nhu cầu. Mức độ tiêu thụ oxy của cơ tim liên quan đến ba yếu tố, đó là mức độ căng của cơ tim, tình trạng có bóp của cơ tim và nhịp tim. Một khi 3 yếu tố trên thay đổi nó sẽ làm tăng nhu cầu oxy của cơ tim. Tất cả lượng oxy cung cấp cho cơ tim đều do động mạch vành tim cung cấp.

Tuy nhiên, mức độ cung cấp máu cho động mạch vành phụ thuộc rất nhiều vào đường kính của động mạch vành. Vì một lý do nào đó, thường là do xơ vữa động mạch, động mạch vành bị hẹp lại hay tắc hẳn sẽ gây ra tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim, nhất là khi tim tăng cường hoạt động do vận động thể lực hay do tăng cảm xúc khi bị stress. Khi đó sẽ xuất hiện những cơn đau thắt ngực bên trái và lan xuống cánh tay trái, nhất là khi khẩu kính của động mạch vành hẹp trên 70% so với khẩu kính bình thường.

Phần lớn các cơn đau thắt ngực đều xảy ra ở những người có cao huyết áp, xơ vữa động mạch và rối loạn chuyển hóa trong đó có rối lọan chuyển hóa chất béo, acid uric và đái tháo đường… Một số nguyên nhân khác hiếm gặp hơn đòi hỏi sự chẩn đóan chính xác của thầy thuốc chuyên khoa tim mạch như hẹp lỗ động mạch vành, hẹp động mạch chủ ngực, bóc tách động mạch chủ ngực…

Bạn làm gì khi bị cơn đau thắt ngực?

Đây là chứng bệnh cần phải điều trị, kết hợp với nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng hợp lý. Điều trị bằng thuốc dãn mạch, thuốc tăng cường máu đến cơ tim, thuốc giảm mỡ trong máu và nhiều loại thuốc khác nữa, tùy theo những triệu chứng mà bệnh nhân có.

Một phương pháp điều trị khác cũng khá hiệu quả đó là chụp, nong động mạch vành và đặt giá đỡ (stent) làm cho chỗ hẹp rộng ra, máu lưu thông dễ dàng. Có hai loại stent được đặt vào chỗ hẹp là stent có thuốc kháng đông và stent không có thuốc kháng đông. Tuy nhiên giá thành của phương pháp này hiện còn khá cao so với thu nhập của người dân Việt Nam.

Một phương pháp nữa hầu như là giải pháp cuối cùng nếu động mạch vành bị nhiều trên 80% hay tắc hoàn toàn đó là phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Vật liệu để bắc cầu hiện nay tốt nhất vẫn là các mạch máu của chính bệnh nhân như động mạch ngực trong, động mạch quay, tĩnh mạch hiển lớn… Đây là một phẫu thuật nặng và có thể có nguy cơ tử vong. Số lượng cầu nối động mạch vành có thể từ 1-5 cầu nối tùy số lượng chỗ hẹp và tắc của động mạch vành.

Làm sao để phòng ngừa?

Việc phòng ngừa phải thực hiện ngay khi còn trẻ, không đợi “nước đến chân mới nhảy”. Nên ăn ít chất béo nhất là các chất béo động vật, không hút thuốc lá, uống rượu vừa phải và điều độ, luyện tập thể thao. Cần điều trị ngay những rối loạn chuyển hóa và nhất là nên khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng trong đó chú trọng về tim mạch nếu bạn đã trên 40 tuổi.

http://suckhoedoisong.vn/ban-can-biet-ve-y-hoc/lam-gi-khi-bi-dau-that-nguc-20141214011252958.htm

Theo BS Lương Hoài Nam/Báo Sức Khỏe Đời Sống

Bạn có thể quan tâm