Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Làm gì khi bị giáng chức?

Trước kia, chỉ những người lười biếng và làm việc không hiệu quả mới bị giáng chức. Nhưng hiện nay, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khiến ai cũng có thể rơi vào tình trạng này.

Làm gì khi bị giáng chức?

Trước kia, chỉ những người lười biếng và làm việc không hiệu quả mới bị giáng chức. Nhưng hiện nay, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khiến ai cũng có thể rơi vào tình trạng này.

Làm gì khi bị giáng chức?

(Ảnh minh họa: .Bahamaspress)

Các chuyên gia nghề nghiệp đưa ra một vài lời khuyên giúp bạn "sống sót" khi bị giáng cấp:

1. Cứng rắn

Đây chính là liều thuốc hữu hiệu nếu bạn rơi vào tình trạng này. Các chuyên gia về nghề nghiệp khuyên bạn nên bình tĩnh và cứng rắn vào thời điểm đó. Sự xấu hổ và tức giận là những phản ứng dễ hiểu nhưng chỉ vì vậy mà bạn nhảy việc thì thật không nên, nhất là vào thời kì khó khăn như hiện nay.

2. Xem xét lại lý do bị giáng chức

Hiện nay rất nhiều trường hợp giáng chức là do cắt giảm ngân sách và nhân lực. Tuy nhiên, lý do chính vẫn là kết quả và thái độ làm việc của bạn. Vì vậy, đây là lúc bạn nên xem xét lại mình: bạn đã thực sự làm tốt công việc, thời gian gần đây bạn có thường xuyên đi muộn về sớm hay không...

3. Hãy nói chuyện với sếp

Dù chỉ là một trong rất nhiều nhân viên trong công ty bị giáng cấp hay cắt lương, bạn cũng nên có một cuộc nói chuyện nghiêm túc với sếp. Từ đó bạn sẽ biết được lý do cụ thể.

4. Thiết lập những mục tiêu mới với sếp

Bị giáng chức đúng là không mấy vui vẻ nhưng theo một hướng tích cực, nó đem đến cho bạn một khởi đầu mới. Hãy trao đổi với sếp về những điều anh/chị ấy đang mong đợi và đừng ngần ngại đóng góp ý kiến của bạn. Sáng kiến và thái độ lạc quan được đánh giá cao trong những thời điểm khó khăn.

5. Xây dựng quan hệ với đồng nghiệp mới

Chuyển vị trí cho bạn cơ hội xây dựng mối quan hệ với một nhóm đồng nghiệp cũng như nhà quản lý mới. Và những mối quan hệ này sẽ giúp bạn thăng tiến trong thời gian tới.

6. Thay đổi thái độ

Không ai thích những lời phàn nàn, chỉ trích đặc biệt khi ai ai cũng bị áp lực từ nền kinh tế không mấy tốt đẹp như hiện nay. Dù rất khó để luôn nở nụ cười trên môi lúc vì chuyển vị trí, bạn cũng không nên "khoe" một khuôn mặt nhăn nhó với thái độ khó chịu.

Theo Dân Trí

Theo Dân Trí

Bạn có thể quan tâm