Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Làm gì khi bị lạc ở nước ngoài?

Bạn là người yêu khám phá và thích những điểm đến mới, trên bước đường du lịch có thể gặp phải sự cố lạc đường. Làm thế nào để trở về nơi cần đến, đặc biệt là ở một nơi nguy hiểm?

Trước khi đi: Nếu đang đi tour, bạn nên ghi lại số điện thoại của trưởng đoàn và hướng dẫn địa phương. Khi đi chơi, nên mang theo địa chỉ của khách sạn để có thể hỏi đường hoặc đi taxi, xe ôm… Học một số câu thông dụng theo tiếng địa phương hay viết ra giấy sẵn trong tay để bạn có thể báo những điều mình muốn cho cảnh sát hay hỗ trợ y tế.

Điều quan trọng nhất là hãy ghi nhớ địa chỉ Đại sứ quán Việt Nam ở nơi bạn đến trước chuyến đi.

Ngoài ra, bạn nên trang bị sim 3G, 4G cho điện thoại ngay khi đặt chân xuống sân bay nước ngoài để có thể tiện tra cứu bản đồ điện tử, hoặc tối thiểu thì cũng phải mua một tấm bản đồ và đánh dấu khách sạn của mình cũng như các địa điểm có trong lịch trình vào đó.

Mua bảo hiểm du lịch là điều bắt buộc và sẽ có rất nhiều tác dụng nếu bạn gặp bất cứ vấn đề nào trên đường đi.

Khi bị lạc: Điều đầu tiên khi bị lạc là phải hết sức bình tĩnh để có thể đưa ra quyết định sáng suốt. Hốt hoảng chỉ làm cho kẻ xấu chú ý và dễ dàng lợi dụng bạn mà thôi. Tiếp đó, hãy dừng lại ở điểm lạc và bắt đầu định hướng trở lại. Nhớ trong đầu khu vực và tên mà mình muốn đi, sau đó hỏi bất cứ người đi đường nào.

Nếu không biết tiếng, bạn hãy lấy bản đồ ra và chỉ vào điểm khách sạn đã đánh dấu, hoặc những địa điểm lớn như nhà thờ, quảng trường, trung tâm mua sắm… mà bạn đã đi qua. Ở những trung tâm nhiều người, bạn sẽ rất dễ dàng tìm taxi, phương tiện công cộng để trở về.

Chú ý: Nếu đi du lịch ở những quốc gia khá phức tạp như Ấn Độ, châu Phi, một số nước Trung Đông khi tình hình chính trị mất ổn định, phải đặt an toàn lên hàng đầu. Nên tránh đi vào những con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo, trở ngược lại đường cũ khi cảm thấy đã đi quá xa, giữ thái độ điềm tĩnh nếu có bị kẻ lạ quấy rầy.

Một số nước như Nam Phi khuyến khích rằng, khi đi đường thỉnh thoảng bạn nên nhìn vào cửa kính của các cửa hàng để xem có ai đang theo chân mình không, nhằm đề phòng bị cướp. Khi bị đe dọa, hãy cứ để bọn chúng lấy, đừng chống trả sẽ có thể gây nguy hiểm về tính mạng. Cất tiền ở nhiều chỗ để luôn có kinh phí dự trữ.

Còn ở Ấn Độ, du khách cũng được khuyên không nên đi du lịch một mình, đặc biệt là nữ, không đi theo người lạ; trò chuyện với các tay cò chỉ làm họ thêm đeo bám. Nếu lạc đường, có thể hỏi thăm nhưng phải lắng nghe một cách kỹ lưỡng họ nói gì, chú ý về giá cả mà các tay lái richshaw (loại xe 3 bánh ở Ấn), xe lam hay taxi đưa ra, trả giá kỹ trước khi ngồi lên xe.

Các nước Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, UAE cũng nằm trong danh sách quốc gia không an toàn khi bị lạc đường, các tay cò mồi thường lợi dụng sự hoảng loạn của du khách để kiếm tiền. Nên hỏi đường từ người nữ hơn là nam, đặc biệt với các du khách nữ, đồng thời luôn tỏ thái độ bình thản cho dù trong lòng bạn đang lo lắng thế nào đi nữa.

Đi bụi từ Việt Nam tới nơi ít khách du lịch nhất thế giới

Turkmenistan là một quốc gia Hồi giáo nằm ở Trung Á. Từng là nước thuộc Liên Xô cũ, đây là một trong những nơi bí hiểm đối với khách du lịch bụi vì thông tin ít ỏi.

Bạn là người đam mê du lịch, từng được khám phá nhiều vùng đất của Việt Nam? Bạn có những trải nghiệm thú vị muốn chia sẻ cùng mọi người? Hãy gửi bài viết của bạn về địa chỉ toasoan@zing.vn, đặt tiêu đề mail "Cuộc thi bạn đọc chia sẻ du lịch".

Mỗi tuần, 1 bài viết được nhiều người đọc nhất trong vòng 48 tiếng sau khi đăng, 1 bài được ban biên tập lựa chọn sẽ nhận được nhuận bút 500.000 đồng. Quyết định của ban biên tập là quyết định cuối cùng.

http://baophapluat.vn/kham-pha/lam-gi-khi-bi-lac-o-nuoc-ngoai-241204.html

Theo P.V / Báo Pháp Luật

Bạn có thể quan tâm