Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Làm gì khi bị phơi nhiễm HIV?

Không phải trường hợp nào người bị phơi nhiễm cũng đồng nghĩa với việc bị nhiễm HIV. Điều này còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

phoi nhiem HIV anh 1

Phơi nhiễm HIV là gì?

  • Sự tiếp xúc niêm mạc hay da của người không bị bệnh với mô hoặc các dịch cơ thể của người khác dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV
  • Sự tiếp xúc bên ngoài da của người không bị bệnh với da của người khác dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV
  • Sự tiếp xúc, giao tiếp bằng lời nói, ánh mắt, động chạm nhẹ của người không bị bệnh với người khác dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV

Bác sĩ Hoàng Hải Hà - Khoa Nội - Bệnh viện 09, phơi nhiễm HIV là thuật ngữ dùng để chỉ sự tiếp xúc niêm mạc hay da của người không bị bệnh với máu, mô hay các dịch cơ thể của người khác dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV.

phoi nhiem HIV anh 2

 Nguy cơ lây nhiễm HIV cao trong trường hợp nào?

  • Bất cứ va chạm, tổn thương nào cũng có nguy cơ lây nhiễm rất cao
  • Tổn thương da sâu, chảy máu nhiều hoặc các dịch của người có HIV bắn vào vết thương, niêm mạc bị loét rộng từ trước
  • Tổn thương da, xây xát nông hoặc không chảy máu, máu và chất dịch bắn vào niêm mạc không bị thương, viêm loét

Bác sĩ Hoàng Hải Hà cho biết nguy cơ nhiễm HIV chỉ cao trong trường hợp tổn thương qua da sâu, chảy máu nhiều hoặc máu và các dịch của người có H bắn vào vết thương, niêm mạc bị loét rộng từ trước.

phoi nhiem HIV anh 3

Bạn không bị lây nhiễm HIV khi:

  • Dùng chung bàn chải đánh răng khăn mặt, sữa tắm có dính máu của người nhiễm HIV
  • Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành, không bị tổn thương
  • Người mắc HIV ho, khạc trước mặt

Trường hợp bị máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành, không bị tổn thương, chúng ta sẽ không bị lây nhiễm.

phoi nhiem HIV anh 4

Việc cần làm đầu tiên khi bị đâm kim tiêm hoặc dị vật chứa máu có virus HIV?

  • Giữ nguyên kim tiêm, dị vật trên cơ thể, đến ngay cơ sở y tế gần nhất
  • Giữ nguyên kim tiêm, dị vật trên cơ thể, rửa dưới vòi nước sạch 5 phút
  • Lấy dị vật ra khỏi vết thương

Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ, công tác trong lĩnh vực tham vấn cộng đồng về HIV, cho biết trong trường hợp bị đâm kim tiêm hoặc dị vật chứa máu HIV, bạn cần lấy dị vật gây tổn thương ra khỏi cơ thể (nếu có). Sau đó, ta rửa vết thương dưới vòi nước sạch ít nhất 5 phút, sát trùng. Băng vết thương bằng gạc, băng cuộn hay băng keo cá nhân. Nhanh chóng đến cơ sở y tế để được xử trí các bước dự phòng phơi nhiễm tiếp theo.

phoi nhiem HIV anh 5

Sau khi có các hành vi nguy cơ, bạn cần điều trị phơi nhiễm trước thời điểm:

  • Trước 15 giờ
  • Trước 24 giờ
  • Trước 72 giờ
  • Trước 96 giờ

Theo bác sĩ Hà, nếu nghi ngờ bị lây, chúng ta phải ngay lập tức liên hệ với các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị phơi nhiễm HIV. Điều trị chống phơi nhiễm bắt buộc phải tiến hành sớm ngay sau khi có các hành vi nguy cơ, trước thời điểm 72 giờ.

phoi nhiem HIV anh 6

Có thể mua thuốc điều trị phơi nhiễm HIV ở bệnh viện nào?

  • Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới
  • Bệnh viện Phổi Trung ương
  • Bệnh viện Tai Mũi Họng
  • Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng

Thuốc điều trị phơi nhiễm HIV có bán tại nhà thuốc của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, với giá khoảng 800.000 đồng.

phoi nhiem HIV anh 7

Điều trị phơi nhiễm HIV kéo dài trong bao nhiêu ngày?

  • 7 ngày
  • 14 ngày
  • 21 ngày
  • 28 ngày

Thời gian điều trị kéo dài liên tục trong 28 ngày. Sau đó, người phơi nhiễm sẽ tái xét nghiệm HIV. Nếu kết quả âm tính là không bị lây.

phoi nhiem HIV anh 8

Người điều trị phơi nhiễm có thể gặp các tác dụng phụ nào của thuốc?

  • Ngứa, gặp ác mộng, bỏng da, sốt, suy hô hấp
  • Đau đầu, nhức mỏi toàn thân, ê buốt chân tay
  • Mắt mờ, nhiệt miệng, đau bụng bất thường

Theo bác sĩ Hoàng Hải Hà, người điều trị phơi nhiễm HIV, có thể chỉ bị tác động rất nhẹ như ngứa thoảng qua, gặp ác mộng nhưng cũng có thể rất nặng nề như bị bỏng loét toàn thân, bỏng da, sốt, bỏng nước, nặng hơn như suy hô hấp, trụy tim mạch, suy tủy. Những tác dụng phụ này còn phụ thuộc vào từng loại thuốc phơi nhiễm. Mỗi một loại sẽ có những phản ứng phụ khác nhau.

10 người ở TP.HCM bị kẻ lạ mặt tấn công phải điều trị phơi nhiễm HIV

Theo Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM, từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4, có 10 người dân đến tư vấn và điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV do kẻ lạ mặt dùng vật sắc nhọn tấn công.


Tuệ Anh

Bạn có thể quan tâm