Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Làm gì khi bị say nắng?

Những cơn say nắng rất có hại cho sức khỏe nhưng nhiều người xem thường và chủ quan. Xử trí không đúng cách khi say nắng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm khó lường.

dsax anh 1

Người say nắng có biểu hiện gì?

  • Khát nước, tăng nhiệt độ cơ thể
  • Nhức đầu, nôn, buồn nôn, tăng nhịp tim, chóng mặt
  • Nhức đầu, bủn rủn chân tay, mỏi lưng, gáy

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), người say nắng có biểu hiện nhức đầu nặng, tăng nhiệt độ cơ thể, nôn và buồn nôn, chóng mặt, tăng nhịp tim, cơ bắp căng, da ửng đỏ, mũi chảy máu… Nếu không giải nóng kịp thời sẽ có biểu hiện nặng hơn như hoa mắt, chóng mặt, mạch nhanh, ngất xỉu.

dsax anh 2

Thời điểm nào trong ngày dễ say nắng nhất?

  • 9h-11h
  • 11h-14h
  • 14h-16h

PGS.TS Dũng cho hay say nắng thường gặp khi phải lao động hoặc đi bộ lâu ngoài trời, nhất là buổi trưa (11h-14h), trời nắng gay gắt, có nhiều tia tử ngoại.

dsax anh 3

Không giải nóng kịp thời, bệnh nhân có thể gặp biến chứng?

  • Liệt, méo miệng, nói ngọng, mất khả năng học và nhớ
  • Đau đầu mạn tính, nhức mỏi toàn thân khi thời tiết thay đổi
  • Chảy máu mũi, tê nửa người

Say nắng có thể gây biến chứng não nguy hiểm, liệt, méo miệng, nói ngọng, mất khả năng học và nhớ…

dsax anh 4

Khi có biểu hiện say nắng, bạn nên làm gì?

  • Vào bóng mát, uống nước
  • Vào nơi có điều hòa ngay lập tức
  • Uống nước lạnh, kẹp đá lạnh vào nách, bẹn, cổ

Theo BS Duy Anh, Phòng khám Bệnh viện E Hà Nội, khi có biểu hiện nhẹ của say nắng, bạn cần tìm ngay chỗ râm mát để trú hoặc uống nước, vẩy nước mát lên người, nhanh chóng về nhà hoặc tìm nơi nghỉ ngơi để giải nóng. Lưu ý, bạn nên dùng nước mát, không dùng nước lạnh. 

dsax anh 5

Bệnh nào có thể xảy ra do nắng nóng?

  • Viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn
  • Chuột rút, phù chân, lả nhiệt
  • Ngứa ran bàn tay, chân, nóng trong, nổi mụn

Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ khuyến cáo nắng nóng có thể gây ra một số bệnh như ngất xỉu, chuột rút, phù chân và mắt cá chân, lả do nhiệt. Đặc biêt, bệnh dễ xảy ra ở đối tượng người già và trẻ em. 

dsax anh 6

Sai lầm mùa nóng có thể khiến bạn bị nhiễm lạnh đột ngột?

  • Dùng điều hòa quá lạnh
  • Dùng khăn lạnh lau người
  • Uống nước vừa lấy ra từ tủ lạnh

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết sai lầm lớn của nhiều người là dùng điều hòa với nhiệt độ thấp nhất ngay sau khi tiếp xúc với nhiệt độ nắng nóng ngoài trời. Theo ông, việc làm đầu tiên lúc này là bạn cần lau khô mồ hôi để tránh nhiễm lạnh đột ngột. 

dsax anh 7

Hành động nào có thể khiến bạn bị đột quỵ ngày nóng?

  • Quạt ngay khi vừa đi nắng
  • Uống nước ngọt có ga ngay khi vừa đi nắng
  • Tắm ngay khi vừa đi nắng

Khi vừa đi nắng về là thời điểm cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, nhiệt độ cao, nếu tắm ngay sẽ làm thân nhiệt thay đổi đột ngột, rất nguy hiểm, có thể gây đột quỵ.

dsax anh 8

Bạn cần làm gì để tránh say nắng?

  • Mặc quần áo bó sát, màu đen, đội mũ lưỡi chai gọn gàng
  • Mặc quần áo dày, bó sát, sáng màu, dùng kem chống nắng
  • Mặc quần áo rộng, sáng màu, đội mũ rộng vành, dùng kem chống nắng

Thạc sĩ, bác sĩ Lương Quốc Chính, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết trong trường hợp phải đi ra ngoài khi trời nắng nóng bạn cần che kín cơ thể bằng cách mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng màu, đội mũ rộng vành, sử dụng kem chống nắng.

dsax anh 9

Mùa hè uống gì vừa ngon lại khỏe?

  • Đồ uống từ xoài, vải, đồ uống năng lượng
  • Nước lọc, trà xanh, đồ uống từ dưa hấu, nước chanh tươi
  • Bia, nước ngọt có ga, đồ uống chứa cafein

Theo BS Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm Khám và Tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mùa hè, lượng nước cần uống khoảng 2-2,5 lít. Bạn chỉ nên uống nước lọc, tránh xa nước ngọt có ga, đồ uống năng lượng. Ngoài ra, ta có thể sử dụng thêm thức uống từ các loại quả giải nhiệt như dưa hấu, chanh tươi, mướp đăng, cam, quýt,...

Nắng nóng, người phụ nữ nhập viện vì đứt mạch máu não

Theo bác sĩ Giang, đây là ca bệnh nặng nhất trong buổi sáng ngày 2/7, tiên lượng rất xấu. Bệnh nhân bị chảy máu não dẫn đến hôn mê sâu.


Phương Anh

Bạn có thể quan tâm