Năm nào khu vực tôi ở cũng có người bị chó, mèo dại cắn phải đi tiêm phòng nhưng vẫn có trường hợp tử vong. Xin hỏi, nếu chó, mèo đang nuôi cắn có cần tiêm phòng dại không, xử trí ra sao?
Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm. Từ 2-4 ngày trước khi phát hiện, bệnh nhân thấy đau nhức, sưng tấy tại vết cắn có thể quan sát được. Những người khi mắc bệnh dại đã lên cơn đều dẫn đến tử vong 100%.
Biện pháp duy nhất để giảm thiểu tử vong là khi bị súc vật nghi dại cào, cắn phải rửa ngay thật kỹ vết thương bằng xà phòng đặc, rửa nước muối hòa đặc, dội nước nhiều lần, sau đó bôi chất sát khuẩn như cồn iốt đậm đặc. Lưu ý không được làm dập nát thêm vết thương.
Sau đó đến cơ sở y tế tiêm phòng vắc xin, huyết thanh phòng bệnh dại. Tùy theo vị trí hay mức độ vết thương, các bác sĩ chuyên khoa sẽ có chỉ định cụ thể.
Tiêm phòng và tư vấn bệnh dại ở Trung tâm y tế huyện Đại Từ (Hà Nội). |
Sau khi bị chó, mèo nghi dại cắn, tuyệt đối không được đập chết hay thả rông chó hay mèo đã cắn, mà phải nuôi nhốt, theo dõi tình trạng sức khỏe của con vật. Tuyệt đối không dùng các loại thuốc lá để bôi hay đắp lên vết thương, có thể làm cho tình trạng bệnh nặng lên hay mắc các bệnh nhiễm trùng khác.