Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Làm gì khi nửa kia quá ít nói

Khi người yêu của bạn quá ít nói, bạn có thể dễ dàng thấy chán nản và mệt mỏi. Liệu đó có phải dấu hiệu cho một chuyện tình đang lung lay?

Người nói nhiều hơn trong tình yêu có thể cảm thấy không thoải mái. Ảnh: Envato/The Wellness insider.

Bernstein - một nhà báo kỳ cựu của tờ The Wall Street Journal, chia sẻ về trải nghiệm thực tế của bản thân khi cô bắt gặp cặp đôi tại một nhà hàng. Anh chồng suốt bữa ăn hầu như không nói gì, ngược lại, chị vợ rôm rả hết chuyện này đến chuyện khác.

Mọi chuyện dường như chẳng có gì cho đến khi người phụ nữ không thể chịu được nữa và bảo anh chồng hãy nói gì đó đi.

Căng thẳng đôi lúc sẽ bùng phát khi một cặp đôi rơi vào thế người nói - người nghe. Người nói nhiều hơn sẽ thấy kiệt sức khi phải nói mọi thứ để kết nối trong suốt cuộc trò chuyện. Người còn lại cũng dễ chán nản vì bị hiểu lầm hoặc rất muốn nói nhưng không biết làm thế nào.

Deborah Tannen, giáo sư ngôn ngữ học tại Đại học Georgetown và là tác giả của nhiều cuốn sách về giao tiếp, cho biết: “Đối với những người nói nhiều, cuộc trò chuyện là chất keo gắn kết mối quan hệ và họ xử lý cảm xúc của mình thông qua việc trao đổi bằng lời. Nhưng nếu đối tác không phản hồi nhiều, điều đó với họ sẽ là một sự khước từ hoặc báo hiệu cho một mối quan hệ đang rạn nứt.”

nguoi yeu it noi anh 1

Barron và Laurie Helgoe vào năm 2017. Ảnh: Laurie Helgoe

Tuy nhiên, những khoảng dừng trong cuộc trò chuyện là lúc các cặp đôi có thể thay đổi tình thế.

Tuýp người hay nói có xu hướng không thích ngừng nói quá lâu, nếu đối tác không nhanh chóng tham gia, họ sẽ nghĩ rằng người kia không muốn trò chuyện và do đó sẽ tiếp tục nói.

Ngược lại, những người trầm tính lại cần khoảng dừng lâu hơn để xử lý suy nghĩ của họ.

Chia sẻ với The Wall Street Journal, Laurie và Barron Helgoe cho biết nhịp độ của cuộc trò chuyện chính là gốc rễ của vấn đề. Barron là một luật sư nói nhiều và thích đối phương của mình đưa ra phản hồi nhanh chóng. Laurie - một nhà tâm lý học thì lại cần thời gian để suy nghĩ.

Vậy làm thế nào để các cặp vợ chồng cân bằng cuộc trò chuyện của họ tốt hơn? Beirnstein đã tổng hợp một số lời khuyên từ chuyên gia.

Học cách ngắt lời

Đối phương hay nói có thể không nhận ra rằng bạn đang chờ những khoảng dừng, vì vậy Tiến sĩ Tannen khuyên bạn nên thúc đẩy bản thân và cứ nói đi đừng đợi đến khi thấy thoải mái mới bắt đầu.

“Những người nói nhiều không phải lúc nào cũng háo hức trong suốt cuộc trò chuyện, và bạn có thể ngạc nhiên khi họ dừng lại đấy", cô cho biết.

Thể hiện sự lắng nghe

Marissa Nelson, một nhà trị liệu hôn nhân và gia đình ở Mỹ, nói rằng điều quan trọng là bạn phải cho đối phương thấy bạn đang lắng nghe và có tham gia.

Điều đó cũng báo hiệu cho người kia biết bạn cần thêm thời gian để xử lý những suy nghĩ và họ nên chậm lại.

nguoi yeu it noi anh 2

Học cách ngắt lời và lắng nghe đối phương là cách hiệu quả để cân bằng cuộc trò chuyện. Ảnh: Freepik

Kéo dài những khoảng dừng

Một khoảng dừng đối với bạn có thể là dài nhưng lại quá ngắn cho đối phương. Tiến sĩ Tannen gợi ý nếu bạn thấy khó giảm tốc độ, hãy thử đếm đến bảy. Hoặc đôi khi một câu hỏi đơn giản là đủ giải quyết vấn đề: “Bạn có điều gì muốn nói không, hay tôi sẽ tiếp tục?”

Diễn đạt khác đi

Thử dùng các câu ngắn hơn, nói thành đoạn và tập trung vào một chủ đề tại một thời điểm nhất định. Nhưng thỉnh thoảng im lặng cũng không sao. Tiến sĩ Tannen nói: “Hãy chừa một khoảng trống nhỏ để đối tác của bạn có thể bước vào.”

Tuổi trẻ vô định và dễ sa ngã

Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.

Thanh Phương

Bạn có thể quan tâm