![]() |
Thời điểm nào trong ngày không nên tiếp xúc trực tiếp ánh nắng Mặt Trời?
Theo BSCKII Nguyễn Viết Hậu, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, người dân nên hạn chế ra ngoài trời, tiếp xúc trực tiếp ánh nắng từ 10h-15h. Với những người lao động, công việc bắt buộc phải làm việc hay hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao nên di chuyển đến nơi có không khí mát mẻ mỗi giờ một lần, nghỉ ngơi khoảng 15 phút, sau đó trở lại công việc. |
![]() |
Nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF bao nhiêu?
TS.BS Lê Thái Vân Thanh, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cho biết khi chọn kem chống nắng không sử dụng sản phẩm có chỉ số SPF quá cao, sẽ gây kích ứng da; thường chỉ nên chọn SPF 30 hoặc SPF 50. |
![]() |
Sai lầm khi sử dụng kem chống nắng:
PGS.TS Nguyễn Văn Thường - Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương - cho biết nhiều người chỉ bôi kem chống nắng một lần cho cả ngày. Đây là điều sai lầm vì theo lý thuyết, 1 SPF bảo vệ da khỏi tia cực tím trong trong 10 phút. Sử dụng kem có SPF 15 sẽ bảo vệ được da trong 150 phút (2,5 giờ), SPF 50 là 500 phút mà thôi. |
![]() |
Nên thoa kem chống nắng khi nào?
Bác sĩ Lê Thái Vân Thanh cho biết để chống nắng hiệu quả, bạn cần thoa kem chống nắng 20-30 phút trước khi ra ngoài nắng và thoa lại sau 2-3 giờ (tùy khả năng bảo vệ của kem chống nắng đang dùng). |
![]() |
Cách chăm sóc da sau khi đi ra ngoài ngày nắng?
Theo bác sĩ nội trú Nguyễn Thị Thảo Nhi - Bệnh viện Da liễu Trung ương - cách chăm sóc da sau khi đi ra ngoài trời ngày nắng như rửa mặt với nước lạnh hoặc sử dụng xịt khoáng làm dịu các tình trạng ửng đỏ, kích ứng tức thời; cấp nước cho cơ thể, bổ sung vitamin A, C, E trong các loại nước ép như cà chua, cà rốt, cam, bưởi... |
![]() |
Chỉ số UV mức bao nhiêu sẽ gây tổn thương cho da?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc tiếp xúc ánh nắng có chỉ số UV ở mức 3 đã có thể gây tổn thương da; ở mức 8-10, thời gian gây bỏng da trong 25 phút; chỉ số UV ở mức cao hơn gây bỏng da trong vòng 10 phút và có thể gây ung thư da, sạm da. |
![]() |
Tia UV tiếp tục phá hủy da sau...
Theo Skin Cancer Foundation, các nhà khoa học tại Đại học Yale (Mỹ) công bố tia UV vẫn tiếp tục âm ỉ phá hủy cấu trúc nền của da trong 4 giờ sau khi ngừng tiếp xúc với chúng. Tia UV còn có thể xuyên qua kính, mũ, quần áo, thậm chí tấn công làn da ngay cả khi đứng trong bóng râm, nhất là trong khung giờ 10h-15h. |
![]() |
Nắng nóng gây ra các bệnh về da:
Bác sĩ Lương Trường Sơn - Hội Da liễu Việt Nam - cho biết khi thời tiết nắng nóng da dễ gặp nhiều bệnh, nhất là tình trạng lão hóa nhanh, da xuất hiện tàn nhang, đồi mồi; da dầu tăng tiết tuyến bã nên bị sẩn, mụn và rôm. Nắng nóng còn gây ra một số bệnh cho da như nấm, viêm da cơ địa, chàm mãn tính tái phát. |
![]() |
Làm gì khi da bị cháy nắng?
Da bị cháy nắng cần được làm mát càng sớm càng tốt. Bạn có thể sử dụng khăn lạnh, khăn ướt, gạc ẩm hoặc đá được bọc trong một chiếc khăn, xoa nhẹ lên vùng da cháy nắng. Lưu ý, không đặt trực tiếp đá lạnh hoặc khăn quá lạnh (khăn để trong tủ đá) lên da vì điều này có thể khiến da trở nên tồi tệ hơn. |
![]() |
Trường hợp cháy nắng cần đến bệnh viện:
TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khuyến cáo nên đến bác sĩ da liễu thăm khám khi da có các dấu hiệu cháy nắng như phồng rộp, khó chịu, sưng phù (đặc biệt ở mặt), sốt, ớn lạnh, đau đầu. |