Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Lạm phát bữa tối' ở Hàn Quốc

Chỉ số lạm phát của Hàn Quốc giảm nhưng giá mì gói, trứng, sữa lại leo thang, khiến nhiều gia đình phải tính toán từng bữa ăn tối để không vượt ngân sách.

Theo số liệu từ Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc, giá của nhiều thực phẩm tăng gây áp lực trực tiếp lên túi tiền của người tiêu dùng. Ảnh minh họa: MBC.

Cho Su-rim, nhân viên văn phòng 33 tuổi, đứng giữa hai kệ sữa trong siêu thị. Cô bỏ qua sữa tươi nội địa quen thuộc để chọn loại sữa tiệt trùng nhập khẩu, rẻ hơn gần một nửa.

Hiện, chỉ số giá tiêu dùng (CPI - thước đo chính của lạm phát tại Hàn Quốc) đã duy trì quanh mức 2% kể từ tháng 8/2024. Đây là tín hiệu cho thấy nền kinh tế xứ sở kim chi đang dần thoát khỏi "bóng ma" sau đại dịch. Nhưng với Su-rim, CPI không phản ánh gì ngoài những con số xa rời thực tế.

“Tôi không thấy giá cả giảm chút nào. Tôi đã chuyển sang dùng sữa tiệt trùng nhập khẩu thay vì sữa nội địa để tiết kiệm, phải mua số lượng lớn mỗi lần để cố giữ ngân sách”, cô nói.

Nhiều người tiêu dùng khác chọn mua những phần thịt rẻ hơn hoặc tìm đến các sản phẩm giá mềm hơn từ các chuỗi bán lẻ như Costco.

bua toi dat do anh 1

Với tâm lý thắt lưng buột bụng, nhiều người tiêu dùng Hàn Quốc chấp nhận ăn mì gói hoặc thịt giá rẻ để bảo đảm chi tiêu. Ảnh: News1.

Kim Jin-young, bà nội trợ sống tại Seoul (Hàn Quốc), cho biết ngân sách đi chợ của cô là 30.000 won/tuần (khoảng 22 USD). “Tôi phải bỏ phần thịt thăn quen thuộc để chuyển sang thịt bắp, thậm chí có tuần chỉ mua chả thịt giá rẻ về cho gia đình ăn tối”, cô nói.

Tâm lý thắt lưng buộc bụng này lan rộng đến cả bữa tối, thời điểm từng được người Hàn ưu ái cho những buổi ăn ngoài xã giao, sum họp hoặc tự thưởng sau một ngày làm việc dài. Văn hóa “ăn tối bên ngoài” đang thu hẹp nhanh chóng khi người dân bắt đầu nhận thấy khoản chi này là không cần thiết.

Dữ liệu từ Bộ Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Hàn Quốc cho thấy tỷ lệ nhà hàng đóng cửa tăng đều qua các năm: 8,3% năm 2021, 9,8% năm 2023 và lên 10,4% trong nửa đầu 2024, tiệm cận mức khủng hoảng năm 2005. Riêng tại thành phố hành chính Sejong, tỷ lệ này lên tới 14,6%; ở Seoul là 13%.

Đối mặt với thực trạng đó, nhiều nhà hàng buộc phải hạ giá bữa tối để kéo khách. Theo khảo sát của Hiệp hội Nhà hàng Hàn Quốc, hơn 30% cơ sở kinh doanh F&B ở đô thị lớn đã áp dụng mô hình “giảm giá bữa tối” trong quý I/2024, điều từng được xem là đi ngược nguyên tắc kinh doanh truyền thống.

bua toi dat do anh 2

Vào buổi trưa và tối, dân văn phòng Hàn Quốc có xu hướng mua đồ ở các cửa hàng tiện lợi hơn là các nhà hàng, quán ăn như trước. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, lượng khách vẫn không cải thiện rõ rệt. Tại một trung tâm công nghiệp ở Busan, nhà ăn ghi nhận số suất phục vụ giảm mạnh trong khi bữa trưa có gần 300 người dùng, bữa tối chỉ còn khoảng 40-50. “Chúng tôi đã thử thêm món mì ramen tự phục vụ để thu hút người ăn tối, nhưng hiệu quả không nhiều,” một quản lý chia sẻ.

Theo số liệu từ Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc, CPI tháng 6 tăng 2,2% so với cùng kỳ 2024. Tuy nhiên, giá thực phẩm thiết yếu lại tăng mạnh hơn: thực phẩm chế biến tăng 4,6%, sản phẩm chăn nuôi tăng 4,3%. Giá mì ăn liền tăng 6,9%, trứng tăng 6%.

Tổng thống Lee Jae Myung từng bày tỏ lo ngại về giá mì ăn liền, hiện đã lên tới khoảng 2.000 won (khoảng 1,5 USD) mỗi gói. Nhiều tập đoàn thực phẩm lớn như Nongshim, Orion, Binggrae đã tăng giá sản phẩm do chi phí nguyên liệu, lao động tăng và đồng won yếu.

Chuyên gia cho rằng tình trạng này khiến người dân cảm nhận lạm phát cao hơn thực tế, đặc biệt khi các loại trái cây nội địa như táo, lê hay đào không được nhập khẩu do quy định kiểm dịch, gián tiếp đẩy giá thực phẩm chế biến tăng thêm.

Bữa trưa đối lập của dân văn phòng ở hai khu 'đất vàng' TP.HCM

Dù làm ở trung tâm quận 1 hay đảo Kim Cương (TP Thủ Đức), dân văn phòng đều gặp khó khăn trong giờ cơm trưa. Nhiều người mang cơm theo, đặt qua app thay vì ăn gần công ty.

'Thế hệ lo âu'

Theo nhà tâm lý học xã hội Jonathan Haidt, trẻ em và thanh thiếu niên ngày nay phải đối mặt với một loại áp lực mà các thế hệ trước không hề biết đến: áp lực từ những lượt thích, bình luận và sự so sánh không hồi kết trên mạng xã hội. Điều này tạo ra một vòng xoáy độc hại, nơi lòng tự trọng bị gắn chặt với những con số ảo thay vì giá trị thực tế.

Đông Tùng

Bạn có thể quan tâm