Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lạm phát tại châu Âu tiếp tục giảm

Tỷ lệ lạm phát tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 6 ước đạt 5,5%, giảm so với con số 6,1% được ghi nhận tháng trước đó, theo Reuters.

Người tiêu dùng châu Âu đã dễ thở hơn phần nào khi lạm phát hạ nhiệt. Ảnh: Reuters.

Thông tin trên được Eurostat - cơ quan thống kê của Liên minh châu Âu (EU) - đưa ra trong dữ liệu sơ bộ công bố ngày 30/6. Đây là lần thứ bảy tỷ lệ lạm phát giảm trong 8 tháng gần nhất.

Đức là quốc gia duy nhất ghi nhận tỷ lệ này tăng so với tháng 5. Trong khi đó, dịch vụ là lĩnh vực duy nhất có tỷ lệ lạm phát tháng 6 cao hơn tháng 5 - tăng từ 5,0% lên 5,4%.

“Lạm phát vẫn ở mức cao nhưng đã dịu bớt”, ông Frederik Ducrozet, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế vĩ mô tại hãng quản lý đầu tư Pictet Wealth Management, nhận định.

Tuy vậy, mức lạm phát cơ bản - con số không tính đến mức giá thực phẩm và năng lượng - chỉ giảm nhẹ từ 6,9% xuống 6,8% - chưa đủ để Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) coi là mức giảm bền vững.

“Tỷ lệ lạm phát cơ bản nhiều khả năng vẫn sẽ ở mức trên 5% trong những tháng tới, do đó ECB có thể cần tiếp tục tăng lãi suất”, bà Ulrike Kastens, chuyên gia về kinh tế châu Âu tại công ty quản lý tài sản DWS, nói.

ECB đã tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 22 năm khi ngân hàng này dự đoán tỷ lệ lạm phát sẽ tiếp tục ở mức trên 2% từ nay đến cuối năm 2025. Chủ tịch ECB Christine Lagarde hồi đầu tuần cho biết lãi suất của ECB sẽ chưa đạt đỉnh trong ngắn hạn.

Giới hoạch định chính sách châu Âu nhận định ECB sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong tháng 9 tới. Tuy vậy, động thái này bị một số chính phủ như Italy hay Bồ Đào Nha chỉ trích do lo ngại khiến lãi suất cho vay tăng, tác động tới các doanh nghiệp và hộ gia đình.

Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế

Zing giới thiệu cuốn “Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế” được NXB Thế giới cho ra mắt vào năm 2018. Tác phẩm làm rõ sự phát triển và đi xuống của nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000. Cuốn sách vạch ra 10 quy luật để nhận diện về chu kỳ kinh tế dẫn đến vận mệnh tăng trưởng hay suy thoái của một quốc gia.

> Độc giả có thể xem thêm tại đây.

Fed lại đón tin dữ

Dữ liệu mới nhất cho thấy nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng nhanh hơn nhiều ước tính trước đây. Điều này có nghĩa là con đường hạ nhiệt lạm phát của Fed vẫn còn rất dài.

Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ tăng lãi suất lên 15%

Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng lãi suất lần đầu tiên sau hơn 2 năm, từ 8,5% lên 15%. Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng động thái này là không đủ để kiềm chế lạm phát.

Việt Hà

Bạn có thể quan tâm