Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

#FORMAT

Làm sao để giúp đỡ người đang gặp vấn đề tâm lý

Thay vì phán xét hãy lắng nghe, giúp đỡ người đang gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần bằng sự chân thành.

Lam sao de giup do nguoi dang gap van de tam ly anh 1

Thay vì phán xét hãy lắng nghe, giúp đỡ người đang gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần bằng sự chân thành.

Lam sao de giup do nguoi dang gap van de tam ly anh 2

Chúng ta thường lúng túng khi biết người thân, bạn bè đang có tâm lý không ổn định. Điều đó là bình thường vì không phải ai cũng đủ chuyên môn để đưa ra lời khuyên trong lĩnh vực này.

Trong trường hợp đó, bạn không nên hoảng loạn, khiến tình hình phức tạp hơn, hãy bình tĩnh và tìm cách giúp đỡ họ vượt qua khó khăn.

Tôn trọng, yêu thương và chân thành là chìa khóa để mở ra cánh cửa cho người bệnh có thể trao đổi về vấn đề của mình.


Nhận diện vấn đề

Theo tổ chức Mental Health ở Anh, các vấn đề tâm lý ở người trẻ như trầm cảm, lo âu, rối loạn hành vi thường xuất phát từ những sự kiện xảy ra trong cuộc sống của họ.

Tuy nhiên, 75% trẻ em và thanh niên không nhận được sự giúp đỡ mà họ cần. Ít người nhận thấy sức khỏe tinh thần cũng quan trọng như việc đầu tư cho thể chất. Các bệnh nhân tâm lý thường gặp nhiều rào cản và ngại đề cập với người nhà về tình trạng của mình.


Giải pháp

Theo David Palmiter, giáo sư tâm lý học tại Đại học Marywood (Mỹ), có nhiều cách để giúp đỡ người đang gặp vấn đề tâm lý. Một trong số đó là lắng nghe một cách chân thành, không phán xét.

Lặp lại những gì họ nói để đảm bảo rằng bạn đã hiểu điều đó. Bạn không nhất thiết phải đưa ra lời khuyên hay giải pháp nhưng nên cho đối phương biết bạn tôn trọng cảm xúc của họ.

Ngoài ra, hãy để họ dẫn dắt cuộc thảo luận theo tốc độ riêng. Đừng tạo áp lực buộc họ phải chia sẻ bất cứ điều gì khi chưa sẵn sàng. Việc bộc lộ với ai đó cần rất nhiều sự tin tưởng và can đảm. Bạn có thể là người đầu tiên mà họ đề cập đến vấn đề này.

Khi nhận thấy điều bất thường về tâm lý của bạn bè, người thân, hãy hỏi người đó “Thực sự có ổn không?”, “Tôi có thể giúp gì không?” thay vì nói “Không sao đâu, tất cả sẽ ổn thôi”, “Vui lên đi, đừng buồn nữa”. Những lời khích lệ sáo rỗng đôi khi sẽ khiến tâm trạng của người bệnh tồi tệ hơn.

Bên cạnh đó, ai cũng cần không gian riêng, bạn có thể chú ý đến hành vi của họ để phòng trường hợp xấu nhưng đừng giám sát quá chặt chẽ.

Chúng ta không phải là một chuyên gia y tế. Bạn có thể vui vẻ trò chuyện, đề nghị giúp đỡ, nhưng không nên tự đưa ra các chẩn đoán, giải pháp cá nhân hay nghe theo lời khuyên trên mạng xã hội. Điều đó có thể đúng hoặc sai tùy hoàn cảnh của bệnh nhân.

Việc nên làm là cùng họ đến gặp bác sĩ tâm lý hoặc nhờ tư vấn của những chuyên gia có chuyên môn trong lĩnh vực này.

Theo New York Times, việc tiếp cận điều trị sức khỏe tinh thần giống như đối mặt với một căn bệnh về thể chất. Cho họ biết rằng các vấn đề về tâm lý có thể điều trị và mang lại cảm giác hy vọng.

Bình thường hóa tình hình cũng là một cách để bước vào thế giới của người bệnh. Khi người thân, bạn bè có biểu hiện của trầm cảm, lo âu, chúng ta không nên hoảng loạn, làm phức tạp vấn đề.

Thay vào đó, hãy dành thời gian để hỗ trợ, trò chuyện và giúp họ cảm thấy bạn sẽ luôn đồng hành cùng họ trên mọi chặng đường. Những người mắc bệnh trầm cảm thường không muốn mọi người đối xử hoặc nhìn mình một cách khác biệt.

Tổ chức Mental Health (Anh) nhận định tập thể dục, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc có thể giúp bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất. Vì thế, bạn có thể cùng đối phương thực hành một số thói quen lành mạnh, tiếp nhận năng lượng tích cực để giảm căng thẳng, lo âu.

Cuối cùng, không gây áp lực, khiến họ cảm thấy bị bỏ rơi, lạc lõng với thế giới xung quanh.

Làm sao để vượt qua sự cô đơn, lo âu khi ở nhà quá lâu

Sự cô đơn có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm lý và dẫn đến các rối loạn như trầm cảm, lo âu. Trong mùa dịch, tình trạng này xảy ra phổ biến ở nhóm người trẻ tuổi.

Phương Thảo

Đồ họa: Minh Trí

Bạn có thể quan tâm