Ảnh: WILX. |
Trang Mint thông tin những đợt bùng phát cúm gia cầm lớn nhất trong lịch sử được ghi lại đã mang lại nỗi sợ hãi về một đại dịch khác.
Tiến sĩ Jay Varma, Giám đốc Trung tâm Ứng phó và Phòng ngừa Đại dịch của Đại học Cornell, nhận định có rất nhiều điều không chắc chắn về cúm gia cầm và những gì có thể xảy ra trong tương lai.
Chuẩn bị ứng phó nếu cúm gia cầm trở thành đại dịch
Các phiên bản "tổ tiên" của virus H5N1 đã lây lan giữa các loài chim trong một thời gian và hiện nay, nguy cơ xảy ra đại dịch ở người vẫn ở mức thấp.
Tuy nhiên, sự gia tăng gần đây về các trường hợp mắc bệnh ở các loài chim hoang dã và sự lây truyền virus giữa các động vật có vú đã làm tăng nguy cơ virus lây lan ở người.
Bài báo trên tạp chí Nature nhận định cái chết của bé gái ở Campuchia và việc cha của bé cũng có kết quả xét nghiệm dương tính với cúm gia cầm đã làm dấy lên lo ngại về việc cúm gia cầm có thể gây ra sự lây nhiễm lan rộng ở người hay thậm chí là một đại dịch.
Để tránh xảy ra đại dịch cúm gia cầm, các chuyên gia khuyên các quốc gia nên tăng cường giám sát những người làm việc trong lĩnh vực chăn nuôi gia cầm để nhanh chóng phát hiện và cách ly bất kỳ ca nhiễm bệnh nào.
Trong trường hợp một đại dịch xảy ra, các chuyên gia cho biết sẽ có những công cụ sẵn có để chống lại căn bệnh này, bao gồm vaccine cúm gia cầm đã được phê duyệt cho người và việc sử dụng các loại thuốc kháng virus như Tamiflu.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng theo dõi sự phát triển của virus để cập nhật vaccine một cách thích hợp. Bên cạnh đó, các công cụ phi dược phẩm như khẩu trang cũng có thể hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Cúm gia cầm đang bùng phát mạnh ở nhiều quốc gia, trong đó có sự lây nhiễm cho động vật có vú. Ảnh: Timesofisrael. |
Nghiên cứu vaccine bảo vệ gia cầm
Cúm gia cầm, đặc biệt chủng H5N1, đe dọa các trang trại gia cầm, an ninh lương thực và sức khỏe của công nhân trang trại. Việc tiêu hủy động vật bị nhiễm bệnh gặp khó khăn khi số lượng trang trại bị ảnh hưởng ngày càng tăng.
Ở một số quốc gia như Trung Quốc, vaccine tiêm phòng cho gia cầm hiện tại không còn hiệu quả khi gia cầm vẫn dương tính với virus, ảnh hưởng đến thương mại quốc tế. Trước vấn đề này, nhà vi trùng học Adel Talaat tại Đại học Wisconsin-Madison và các đồng nghiệp của ông đã tiến hành phát triển một loại vaccine chỉ sử dụng một phần nhỏ DNA của virus. Các thử nghiệm nhắm vào các vùng di truyền khác có thể phân biệt giữa những con chim đã được tiêm phòng và những con bị nhiễm bệnh.
Trong khi đó, Nichola Hill - một nhà sinh thái học tại Đại học Massachusetts ở Boston - nói với tạp chí Nature là người chăn nuôi gia cầm cũng có thể nuôi nhiều giống chim khác nhau để ngăn chặn virus.
Tuy nhiên, vaccine có thể bảo vệ một số loài nhất định. Mục tiêu của các nhà nghiên cứu là xác định các loài chim bị ảnh hưởng nhiều nhất và tác động của chúng đối với sự lây lan của dịch cúm gia cầm, từ đó giúp nông dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch cúm bùng phát. Các biện pháp đó có thể bao gồm dọn sạch ngũ cốc thu hút chim.
Đối với người mắc bệnh tim, việc di chuyển đường dài để khám bệnh luôn đặt ra nhiều thách thức rất lớn. Nhưng nhờ sự phát triển của Telehealth, bệnh nhân giờ đây có thể khám chữa bệnh từ xa. Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách Câu chuyện từ trái tim - BS Nguyễn Lân Hiếu.
Câu chuyện từ trái tim của bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu là tập hợp những ghi chép về các vấn đề thời sự xã hội, từ y tế, giáo dục đến môi trường, thể hiện trăn trở của tác giả trong các vấn đề xã hội.
Với văn phong nhẹ nhàng nhưng ngắn gọn do được ông viết trong khoảng thời gian giữa những ca mổ, cuốn sách như một giãi bày về nghề y, về trái tim người thầy thuốc và trái tim của bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân tim mạch.