Theo như tìm hiểu của chúng tôi, Tạ Thị Thúy, SN 1959 (ngụ tại xã Tây Giang, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) là một cô gái có nhan sắc và gặp nhiều tiếng xấu trong chuyện yêu đương. Vì vậy, so với bạn bè cùng trang lứa, Thúy muộn chồng hơn.
Khi đó Thúy 22 tuổi, ở cái tuổi đó đã được coi là ế chồng. Không có sự lựa chọn nào khác nên một năm sau đó, theo sự mai mối của bà con chòm xóm, Thúy kết hôn với anh Lê Văn Thiện (SN 1955, trú tại xã Vũ Lăng, huyện Tiền Hải, Thái Bình), một người đàn ông có gia cảnh nghèo khó hay ốm đau nhưng hiền lành, chịu thương, chịu khó. Lấy nhau về, thời gian đầu Thúy và chồng vẫn có sự đồng thuận, tôn trọng nhau và cùng nhau sinh được 2 người con, 1 trai, 1 gái, cuộc sống yên bình cứ thế trôi qua.
Tạ Thị Thúy và người tình trẻ. |
Chồng cô vốn là người đàn ông nghèo khó lại không có khả năng làm kinh doanh buôn bán. Bất mãn với sự nghèo túng, và đặc biệt chuyện chăn gối hơi yếu kém, Thúy quyết định bỏ làm ruộng và mở một quán nước ven đường quốc lộ để kinh doanh. Và từ ngày dấn thân vào con đường làm giàu ấy, Thúy mới lộ bản chất là một người đàn bà tham tiền, mưu mô và thủ đoạn.
Người đàn bà ấy cũng “bắt sóng” rất nhanh những nhu cầu của khách làng chơi, thấy một số điểm kinh doanh mại dâm trên địa bàn làm ăn phát đạt, Thúy cũng áp dụng cho quán nước nhỏ của mình. Cô cho cơi nới quán nước, xây thêm một số gian phòng nhỏ phía sau và thuê một số “chân dài” về để phục vụ khách.
Và đúng như những gì cô mong muốn, mới vào nghề nhưng cô đã kiếm được những khoản tiền lớn và trở nên giàu có. Tuy nhiên, động mại dâm của Thúy sớm bị công an dẹp bỏ. Tạ Thị Thúy bị TAND huyện Tiền Hải tuyên án 3 năm tù và đưa về cải tạo tại trại giam số 6 (Thanh Chương, Nghệ An).
Sát hại chồng yếu để “ăn nằm” với trai trẻ
Thời gian ở trong tù, mặc dù phạm nhân nam và nữ không bao giờ được tiếp xúc với nhau, nhưng qua thư từ và những lần đi lao động tình cờ gặp nhau, Thúy đã phải lòng phạm nhân tên Nguyễn Hữu Tiến (sinh năm 1972, quê ở Nam Đàn, Nghệ An) – một kẻ có nhiều tiền án tiền sự và đang thụ án vì tội cướp tài sản. Tuy hơn Nguyễn Hữu Tiến 13 tuổi, nhưng Tạ Thị Thúy vẫn ngày đêm tìm cách liếc mắt đưa tình.
Đến năm 2005, cả Thúy và Tiến đều được mãn hạn tù trước thời hạn. “Như chim sổ lồng” cả hai lao vào nhau và cũng từ đó, 2 người có mối quan hệ bất chính. Từ ngày ra tù, Thúy vẫn được chồng con đón nhận và động viên. Thế nhưng không lấy đó làm hạnh phúc, Thúy tỏ ra khó chịu và lạnh nhạt với chồng già ốm yếu.
Trong những lần hẹn hò, Thúy bày tỏ quan điểm muốn bỏ chồng để ngày đêm hẹn hò với nhân tình cho dễ. Sau đó gã nhân tình của cô đã bày cách giết chết người chồng già để hai người được công khai qua lại.
Không ngờ kế hoạch của tình trẻ lại được Thúy đón nhận nhiệt tình, đêm đó cô về nhà nấu cơm cho chồng như bình thường, sau đó chuốc rượu chồng thật say để dễ bề ra tay. Lúc này, tình trẻ của Thúy núp trên trần nhà để đợi ám hiệu của người yêu thì cả hai sẽ ra tay giết chết chồng Thúy. Sau khi ra hiệu cho Tiến từ trên mái nhà xuống, người đàn bà còn chuẩn bị một đôi gang tay cao su, một túi nilon. Sau khi nhảy xuống dưới, Y đeo găng tay rồi lập tức nhảy vào bịt mặt, bóp cổ anh Lê Văn Thiện.
Để trợ giúp người tình gây tội ác, Tạ Thị Thúy cũng nhảy vào ngồi đè lên chân anh Lê Văn Thiện, không cho anh giãy giụa. Dù ốm yếu, nhưng lúc đó có lẽ vì bản năng sống trỗi dậy, anh Lê Văn Thiện đã kịp vùng ra để kêu cứu rồi ngất đi.
Sau khi hàng xóm nghe thấy tiếng kêu phát ra từ nhà anh Thiện đã chạy sang, biết bị lộ, Tiến lao ra ngoài thì đâm vào người hàng xóm mặt mày tái xanh vì sợ hãi. Người hàng xóm vào trong nhà thì thấy Thúy vẫn đang ngồi trên người chồng.
Khi bị bắt quả tang, người đàn bà còn già mồm nói chồng bị say và hoang tưởng. Tuy nhiên sau khi xem xét toàn bộ chứng cứ vụ việc, và ngay trong lời khai của người đàn bà ấy có nhiều điểm bất đồng nên lực lượng chức năng đã vạch trần tội ác của Thúy và gã phi công trẻ.
Được hàng xóm phát hiện kịp thời nên anh Thiện đã thoát chết trong gang tấc. Và với tội lỗi gây ra, giờ đây Tạ Thị Thúy và người tình trẻ là Nguyễn Hữu Tiến lại cùng nhau “bóc lịch” trong bốn bức tường lạnh lẽo chốn trại giam.